1. Undergraduate là gì?
1.1. Định nghĩa
Undergraduate trong tiếng Anh được định nghĩa như sau: a student who is studying for their first degree at a college or university (tạm dịch: một sinh viên đang theo học văn bằng đầu tiên tại một trường cao đẳng hoặc đại học). Undergraduate khi được dịch sang tiếng Việt có nghĩa là sinh viên chưa tốt nghiệp, sinh viên lớp cuối, sinh viên năm cuối.
1.2. Phân định sự khác biệt giữa "Undergraduate" và các từ tiếng Anh khác trong lĩnh vực giáo dục
Đầu tiên, ta cần phải phân biệt Undergraduate và Gradute. Undergraduate là từ xuất phát từ “gradute” thêm tiền tố “under”. Khi thêm tiền tố vào như vậy ta sẽ có hai từ với hai ý nghĩa trái ngược nhau. Undergraduate là từ để chỉ sinh viên đại học, cao đẳng chưa tốt nghiệp thì Gradute dùng để chỉ những sinh viên đã hoàn thành chương trình đào tạo đại học, cao đẳng và có trong tay bằng cử nhân.
Từ “gradute” thêm tiền tố “post” sẽ là từ “Postgradute” - đây là từ dùng để chỉ những người đã hoàn thành chương trình đào tạo sau đại học. Đây là chương trình dành cho sinh viên đã hoàn tất chương trình đại học hoặc cao đẳng, kéo dài từ 8 đến 12 tháng. Khi theo học chương trình Postgradute sẽ được nâng cao kĩ năng và có thể bắt đầu làm việc ngay sau khi tốt nghiệp vì nội dung chương trình đào tạo chú trọng vào thực hành và cho sinh viên làm quen với thực tiễn doanh nghiệp.
Ngoài các từ đã nêu trên, chúng ta cần phân biệt Undergraduate với các từ tiếng Anh khác thuộc lĩnh vực giáo dục như sau:
- Degree: Đây là từ được dịch ra tiếng Việt có nghĩa là mức độ, trình độ. Trong lĩnh vực giáo dục, “Degree” dùng để chỉ bằng cấp từ bậc đại học trở lên. “Degree” được cấp bởi các trường đại học có chương trình đào tạo hoàn thành từ 3 đến 4 năm.
- Bachelor: Đây là từ tiếng Anh để chỉ học vị cử nhân cho những sinh viên đã tốt nghiệp chương trình đại học theo quy định của mỗi quốc gia. Trong lĩnh vực giáo dục, Bachelor không đứng một mình mà có sự kết hợp như sau:
+ Bachelor’s Degree: Bằng cử nhân (nói chung)
+ Bacherlor of Art (viết tắt là BA): Bằng cử nhân cấp cho các sinh viên tốt nghiệp các chuyên ngành khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, kinh tế, thương mại, luật, sư phạm,…
+ Bachelor of Sciense (viết tắt là BS): Bằng cử nhân chỉ cấp cho sinh viên tốt nghiệp khối ngành khoa học kĩ thuật.
- Bằng Cao đẳng: "Associate" có nghĩa là "kết hợp, liên kết" và "Associate’s degree" là bằng cấp có giá trị thấp hơn bằng cử nhân, được cấp bởi các chương trình giáo dục đại học có thời gian hoàn thành từ 1 đến 2 năm. Các chương trình như vậy có mục tiêu chính là cung cấp cho người học những kiến thức và kĩ năng cơ bản để người học tìm việc làm hoặc học tiếp bậc học cao hơn nếu muốn. Có thể nói, đây là sự lựa chọn phù hợp đối với những ai không có đủ khả năng tài chính hoặc năng lực để theo đuổi các chương trình đào tạo cử nhân kéo dài ít nhất 4 năm. Ở Việt Nam, Associate’s degree được gọi là “Bằng liên kết”.
- Certificate: Từ này dùng để chỉ chứng nhận được cấp bởi các trung tâm giáo dục tư nhân, trường nghề hoặc sau mỗi khóa học nhất định ở các trường đại học dành cho các học viên, dùng để chứng minh việc bạn thành thạo một kĩ năng nào đó.
- Diploma: Có nghĩa là chứng chỉ, bạn sẽ được nhận nó khi hoàn thành một khóa học ở một cơ sở đào tạo, đi kèm là một số yêu cầu nhất định, cũng được sử dụng để chứng nhận trình độ học vấn của một người.
- Master: Có nghĩa là Thạc sĩ, chương trình đào tạo Thạc sĩ thường diễn ra trong 2 đến 3 năm. Khi theo học chương trình này, học viên sẽ được nghiên cứu và học tập chuyên sâu vào một vấn đề, lĩnh vực chuyên môn cụ thể. Khi tốt nghiệp, học viên được cấp Master’s Degree - Bằng Thạc sĩ
- Doctor of Philosophy: Đây là từ dùng để chỉ một dạng bằng tiến sĩ, viết tắt là PhD. Luận án của một PhD yêu cầu người đó phải có đóng góp hoàn toàn mới về mặt kiến thức cho lĩnh vực họ đang nghiên cứu.
2. Cùng tìm hiểu về hệ thống giáo dục đại học
2.1. Giáo dục đại học là gì?
Giáo dục đại học là giai đoạn giáo dục bậc cao, diễn ra sau giáo dục trung học và trước giáo dục sau đại học tại các trường đại học, cao đẳng, học viện hay viện công nghệ. Giáo dục đại học từng được đề cập đến trong các văn kiện về vấn đề nhân quyền quốc tế như Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa năm 1966 hay Công ước châu Âu về Nhân quyền năm 1950 nhằm đảm bảo quyền giáo dục cho mọi người.
2.2. Tổng quan về hệ thống giáo dục đại học
Giáo dục đại học bao gồm các hình thức giáo dục được thực hiện ở các cơ sở đào tạo ở bậc sau trung học. Khi kết thúc khóa học, người học sẽ được trao văn bằng học thuật hoặc cấp chứng chỉ. Các cơ sở giáo dục đại học bao gồm:
- Trường đại học
- Trường cao đẳng
- Viện đại học
- Học viện
- Viện kĩ thuật
- Trường sư phạm
Để vào học các cơ sở giáo dục đào tạo, bạn cần hoàn thành giáo dục trung học. Ở nhiều nước, người học cần vượt qua kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông để lấy kết quả thi làm căn cứ chứng minh hoàn thành giáo dục trung học. Đồng thời, bạn cần phải đáp ứng điều kiện về tuổi tác, tuổi để nhập học thường là từ 18 tuổi.
Các hình thức giáo dục đại học bao gồm:
- Giáo dục tổng quát
- Giáo dục chú trọng những lĩnh vực khai phóng
- Giáo dục mang tính huấn nghề
- Giáo dục chuyên nghiệp
2.3. Giáo dục đại học có mục tiêu gì?
Giáo dục đại học là một bậc học có vai trò rất quan trọng đối với kinh tế mỗi quốc gia. Ở nhiều nước phát triển, tỉ lệ dân số học tập tại các cơ sở giáo dục đại học lên đến 50%. Với số lượng người theo học ngày một nhiều như hiện nay, giáo dục đại học đang hướng đến những mục tiêu gì?
- Về mặt kiến thức, trình độ: Giáo dục đại học giúp đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, bồi dưỡng và phát triển nhân tại, nghiên cứu khoa học, tạo ra tri thức mới, sản phẩm hữu ích cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng và hội nhập quốc tế sâu rộng.
- Về mặt đạo đức, phẩm chất: Giáo dục đại học đào tạo những người có phẩm chất, đạo đức tốt, có kĩ năng hành nghề, có năng lực nghiên cứu và phát triển ứng dụng khoa học công nghệ sao cho tương xứng với trình độ, có sức khỏe tốt, có khả năng sáng tạo, có trách nhiệm, thích ứng được với mọi môi trường làm việc.
3. Giáo dục đại học ở một số nước trên thế giới
Giáo dục đại học xuất hiện ở hầu khắp các nước trên thế giới, trong phần sau, bạn có thể thử tìm hiểu xem giáo dục đại học ở các nước có điều gì tương đồng và khác biệt với Việt Nam hay không
3.1. Các nước châu Âu
Ở nước Anh, các cơ sở giáo dục đại học đều tự chủ đối với chính quyền trung ương và địa phương về các vấn đề như xây dựng chương trình đào tạo. Điều kiện tuyển sinh của các cơ sở giáo dục đại học tại Anh khá phức tạp, bạn phải có Chứng chỉ Giáo dục Phổ thông bằng cách vượt qua các kì thi với nhiều môn học khác nhau, kết quả càng cao thì cơ hội vào đại học càng lớn.
Còn ở Pháp, các cơ sở giáo dục đại học đều nằm dưới sự quản lý của nhà nước. Người học cần vượt qua kì thi tú tài (tiếng Pháp: baccalauréat) thì sẽ được học tại ngôi trường mà mình muốn và được miễn học phí. Sinh viên được nhận vào học sẽ học dự bị một năm và phải vượt qua một kì thi nữa để học tiếp và nhận bằng đại học sau 3 đến 4 năm.
3.2. Các nước châu Phi
Ở Nigeria, sinh viên sẽ trải qua 4 năm học đại học để có được tấm bằng cử nhân, trừ một số ngành như: Y học, Điều dưỡng, Khoa học thí nghiệm Y tế, Luật, Kĩ thuật, Kiến trúc. Các ngành Khoa học thí nghiệm Y tế, Điều dưỡng, Kĩ thuật và Luật phải mất 5 năm để hoàn thành chương trình học, riêng Y học và Kiến trúc phải học đến 6 năm.
Còn ở Nam Phi, người học sẽ nhận bằng cử nhân sau khi hoàn thành chương trình học trong 3 năm, riêng ngành Y cần đến 6 năm. Năm thứ 4 đại học, thường được gọi là A Honours year - Một năm danh dự, đây là khoảng thời gian người học sẽ theo học chương trình Postgraduate để có thêm kiến thức, kĩ năng để làm việc và có định hướng cho nghề nghiệp trong tương lai.
3.3. Các nước châu Mĩ
Tại Brazil, hệ thống giáo dục có sự ảnh hưởng từ các nước châu Âu, họ có hệ thống giáo dục công lập miễn phí từ bậc mẫu giáo cho đến bậc sau đại học. Người học muốn được xét tuyển đại học cần vượt qua một kì thi tuyển sinh có tên là Vestibular (gần giống kì thi Baccalauréat ở Pháp). Sau khi vượt qua kì thi, sinh viên sẽ được chọn chuyên ngành theo ý muốn và bắt đầu theo học. Tùy vào mỗi ngành, sẽ có số năm đào tạo khác nhau: Công nghệ (3-4 năm); Luật, Thú y, Địa chất và Kỹ thuật (5 năm); Y khoa (6 năm).
Ở Hoa Kì, có một số trường đại học đào tạo hệ hai năm. Các trường và viện đại học ở khu vực tư nhân thường dựa vào học phí để duy trì hoạt động. Các việc đại học công lập có quy mô lớn sẽ được chính quyền tiểu bang tài trợ. Để có được bằng cử nhân hệ bốn năm ở Hoa Kì, người học cần tích lũy các tín chỉ môn học và số giờ lên lớp. Bảng điểm sẽ là công cụ để đánh giá chất lượng của người học và các môn học. Hai năm đầu đại học, sinh viên sẽ học các môn học của các lĩnh vực khác nhau theo quy định cùng với một số môn học tự chọn. Từ năm thứ 3 đến năm thứ 4, sinh viên chỉ cần tập trung vào một đến hai lĩnh vực chuyên môn mà mình yêu thích. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể học ở bậc cao hơn hoặc làm công việc nghiên cứu ở những cơ sở có sự chuyên môn hóa cao.
3.4. Các nước châu Á
Tại Hồng Kông, hệ thống giáo dục ở đây có ảnh hưởng từ nước Anh. Học sinh sẽ tham gia kì thi để lấy Chứng chỉ Giáo dục khi 16 tuổi. Năm 18 tuổi, học sinh sẽ tham dự kì thi A-level (viết tắt của Advanced-level) sau đó sẽ hoàn thành chương trình đại học 3 năm, trừ một số lĩnh vực đặc thù như Y học, Điều dưỡng, Luật. Còn tại Ấn Độ, để hoàn thành chương trình đại học cũng cần từ 3 đến 4 năm. Các lĩnh vực như nghệ thuật, thương mại, khoa học,…chỉ mất 3 năm để hoàn thành chương trình đại học. Các lĩnh vực cần 4 năm để tốt nghiệp thường là: Kĩ thuật, Nông nghiệp, Công nghệ,…Còn các lĩnh vực như Y học, Kiến trúc, Luật, người học sẽ phải mất đến 6 năm để có được tấm bằng cử nhân.
4. Giáo dục đại học ở Việt Nam
4.1. Các giai đoạn phát triển
Giáo dục đại học tại Việt Nam trải qua những giai đoạn phát triển như sau:
- Thời kì trước 1975: Ở thời kì này, cách tổ chức thực hiện, mục tiêu và triết lý giáo dục của các chính thể độc lập ở Việt Nam lúc này có sự khác nhau nhưng đều dành sự quan tâm, chú trọng đến công tác giáo dục và quyền giáo dục cho người dân.
- Thời kì 1975 - 1987: Sau khi giành được độc lập và thống nhất đất nước, các cơ sở giáo dục đại học thời Việt Nam Cộng hòa bị giải thể. Các cơ sở giáo dục đại học đều được nhà nước và Đảng Cộng sản Việt Nam quản lý. Giáo dục đại học thời kì này áp dụng phương pháp đào tạo niên chế, sinh viên được xem là ưu tú, được chọn lọc cẩn thận và khắt khe.
- Từ 1987 - nay: Giáo dục đại học triển khai học chế học phần, đến năm 1993 thì áp dụng phương pháp đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Cho đến nay, hai phương pháp này vẫn đang tồn tại song song.
4.2. Quy trình tuyển sinh và đào tạo
Ở Việt Nam, để nhập học vào các cơ sở giáo dục đại học, bạn cần hoàn thành chương trình học trung học phổ thông. Trước đây, học sinh sẽ phải trải qua kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông để lấy làm điều kiện tham dự kì thi tuyển sinh đại học và cao đăng. Tuy nhiên, từ năm 2024, hai kì thi này đã được gộp chung vào làm một với tên gọi “Kì thi Trung học phổ thông Quốc gia”. Kết quả của thí sinh tham dự Kì thi Trung học phổ thông quốc gia được dùng để xét tốt nghiệp phổ thông trung học và tuyển sinh đại học, cao đẳng. Mục đích của kì thi là nhằm giảm bớt gánh nặng chi phí cũng như hạn chế tình trạng học lệch, học tủ của học sinh.
Kì thi được bắt đầu từ năm 2024, học sinh sẽ phải thi 3 môn bắt buộc (Toán, Văn, Ngoại ngữ) và 1 môn tự chọn (chọn một trong số các môn: Lịch sử, Địa lý, Hóa học, Vật lý, Sinh học) để lấy kết quả xét tốt nghiệp. Nếu muốn xét tuyển đại học, cao đẳng, thi sinh có thể lựa chọn các môn học phù hợp với nguyện vọng, sở trường của mình. Từ năm 2024, hình thức thi đã thay đổi, thí sinh sẽ phải làm 3 bài thi độc lập bắt buộc là Toán, Văn, Ngoại ngữ cùng 1 bài thi tổ hợp (thí sinh lựa chọn 1 trong 2 tổ hợp là Khoa học tự nhiên gồm Hóa, Lý, Sinh hoặc Khoa học xã hội gồm Sử, Địa, Giáo dục Công dân). Các bài thi đều làm dưới dạng trắc nghiệm ngoại trừ môn Ngữ văn.
Các thí sinh đạt điểm xét tốt nghiệp là 5.0 sẽ được tham gia xét tuyển đại học, cao đẳng. Trước khi kì thi diễn ra, thí sinh sẽ đăng kí hồ sơ dự thi có ghi thông tin về nguyện vọng xét tuyển. Sau khi kết quả thi được công bố, thí sinh có quyền thay đổi nguyện vọng. Tiếp đó, các trường đại học, cao đẳng sẽ công bố kết quả trúng tuyển. Các ứng viên được chọn sẽ tham gia học tại các trường đại học trong khoảng 3 đến 4 năm, tùy thuộc vào ngành học và phương pháp đào tạo (chương trình đào tạo theo học chế hoặc tín chỉ) mà họ chọn. Sau khi hoàn thành chương trình học và đạt đủ các điều kiện để xét tốt nghiệp, người học sẽ được nhận bằng cử nhân của lĩnh vực mình theo học.
Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu Undergraduate là gì?, cách phân biệt Undergraduate với các từ tiếng Anh thuộc lĩnh vực giáo dục và có thêm hiểu biết về giáo dục đại học ở các nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam.