Thương mại hóa là khái niệm có thể còn xa lạ đối với một số doanh nghiệp. Vậy thương mại hóa là gì? Vai trò của thương mại hóa đối với doanh nghiệp? Các vấn đề xung quanh về thương mại hóa? Theo dõi bài viết sau đây để hiểu rõ hơn nhé!
Hoạt động thương mại là gì?
Theo quy định tại Điều 3, Luật thương mại 2005 đã đề cập đến thuật ngữ hoạt động thương mại. Như vậy có thể hiểu hoạt động thương mại là các hoạt động như mua bán hàng hóa, đầu tư, cung ứng dịch vụ, xúc tiến thương mại, các hoạt động khác nhằm mục đích để sinh lời.
Thương mại hóa là gì?
Theo bách khoa thư Wiki, thương mại hóa được hiểu là một chu kỳ hoặc một quá trình để doanh nghiệp giới thiệu các phương thức sản xuất - kinh doanh mới hoặc các sản phẩm mới trên thị trường.
Vai trò của thương mại hóa đối với doanh nghiệp
Mục đích của thương mại hóa là mang đến những sản phẩm, dịch vụ, các quy trình, phương thức bán hàng…tốt hơn để phục vụ khách hàng. Từ đó thì lợi nhuận và doanh thu tăng lên, nâng cao vị thế, thương hiệu của doanh nghiệp đồng thời đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra.
Vậy nên có thể thấy rằng thương mại hóa đóng vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp.
Tuy nhiên để thực hiện quá trình thương mại hóa thành công đòi hỏi phải có sự sáng tạo, đổi mới, kết hợp nhuần nhuyễn giữa các bộ phận đặc biệt là bộ phận nghiên cứu và phát triển thị trường.
Đối với một đơn vị sản xuất - kinh doanh nếu quá trình thương mại hóa diễn ra càng sớm thì càng có lợi. Doanh nghiệp cần vạch ra được ý tưởng thương mại hóa và thực hiện thành công nó. Thành công là khi trong một khoảng thời gian nhất định sản phẩm tung ra thị trường, doanh nghiệp thu hồi lại được vốn đầu tư, nhân sự và tài chính.
Các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình thương mại hóa trong doanh nghiệp
Có nhiều yếu tố tác động, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình thương mại hóa trong doanh nghiệp.
Thứ nhất yếu tố về mặt pháp lý
Môi trường pháp lý nghiêm minh, đầy đủ các quy phạm pháp luật, thực thi pháp luật tốt thì quá trình thương mại hóa diễn ra thuận lợi hơn rất nhiều. Hiện tại Việt Nam cũng đã ban hành Luật sở hữu trí tuệ 2005, Luật chuyển giao công nghệ 2006…để tạo ra hàng lang pháp lý cho các hoạt động thương mại hóa trong nước. Tuy nhiên về thực tế cũng gặp khá nhiều khó khăn, bởi vì có những quy định còn chưa chặt chẽ, các chế tài xử lý vi phạm chưa thật sự nghiêm minh, đủ tính răn đe.
Thứ hai về các đối thủ cạnh tranh trên thị trường
Trên thị trường về bất kỳ mặt hàng kinh doanh nào cũng rất nhiều đối thủ cạnh tranh mạnh. Họ luôn tìm tòi, sáng tạo, đưa ra phương án đổi mới, thương mại hóa một cách chóng mặt. Đôi khi có những doanh nghiệp chưa kịp trở tay thì họ đã tung lên thi trường những phiên bản, sản phẩm, dịch vụ đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu thị trường. Kinh doanh là vậy ai mạnh người đó thắng.
Thứ ba về vấn đề nhân sự trong doanh nghiệp
Để thực hiện thành công quá trình thương mại hóa là sự góp sức của toàn bộ nhân sự của doanh nghiệp. Bộ phận, nhân viên làm việc cần có sự sáng tạo, tư duy nhạy bén, dám đổi mới, thái độ làm việc nghiêm túc, tâm huyết, quyết tâm đạt được mục tiêu đề ra thì mới có hy vọng quá trình đó có thành công hay không.
Thứ tư về người lãnh đạo của doanh nghiệp
Người lái tàu có năng lực, giỏi thì mới chèo lái con thuyền mình về đích thành công. Vậy nên người lãnh đạo có vai trò quan trọng, ảnh hưởng nhất đối với quá trình thương mại hóa.
Nhà lãnh đạo phải là người có tầm nhìn xa, sáng tạo, tư tưởng làm việc lớn và có khả năng truyền cảm hứng, khích lệ, quản lý nhân sự một cách tích cực nhất bằng sự nhiệt tình, tâm huyết với công việc của doanh nghiệp.
Sự khác biệt giữa thương mại hóa và marketing trong doanh nghiệp
Có rất nhiều người đã nhầm lẫn giữa thương mại hóa và marketing, thực chất hai hoạt động này hoàn toàn khác nhau.
Thương mại hóa trong doanh nghiệp là cả một quá trình bao gồm rất nhiều hoạt động khác nhau để khai thác tình hình thị trường, thay đổi cả về công nghệ, kỹ năng, kỹ thuật…cho ra những sản phẩm, quy trình, dịch vụ mới hơn, tốt hơn cung ứng trên thị trường.
Marketing trong doanh nghiệp chỉ là một quá trình nhỏ trong hoạt động thương mại hóa. Mục đích của bộ phận này là kết nối khách hàng, thị trường đến với doanh nghiệp, mang sản phẩm của doanh nghiệp đến với thị trường, khách hàng rộng rãi hơn.
Thương mại hóa không chỉ thúc đẩy quá trình phát triển mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp mà còn góp phần thúc đẩy nền kinh tế của xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống. Chắc hẳn đến đây bạn đã có câu trả lời thương mại hóa là gì? Các vấn đề liên quan đến thương mại hóa. Hy vọng những chia sẻ của chúng tôi đã giúp bạn đọc sẽ có thêm những kiến thức bổ ích cho mình.
>>> Xem ngay: Dịch vụ thành lập công ty tại Đồng Nai