Làm gì khi trẻ bị ngã đập đầu xuống đất?

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Trương Thành Tâm - Bác sĩ Nhi khoa - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Trẻ em vốn hiếu động và không nhận biết được hậu quả nên rất hay bị té ngã. Khi trẻ ngã đập đầu xuống đất, tùy trường hợp có thể không gây ảnh hưởng quá nhiều nhưng cũng có trường hợp dẫn tới chấn thương đầu nghiêm trọng.

1. Nguyên nhân khiến trẻ em té đập đầu

Trẻ bị té ngã do nhiều nguyên nhân. Thông thường, trẻ bị ngã đập đầu do:

2. Trẻ ngã đập đầu xuống đất có nguy hiểm không?

Với trẻ dưới 5 tuổi, hiện tượng bị ngã đụng đầu khá thường gặp. Tuy nhiên, vì đầu là bộ phận chứa nhiều cơ quan quan trọng nên phụ huynh không được sơ ý khi trẻ bị ngã đập đầu.

Thực tế, đa số trường hợp đụng, ngã đơn thuần khi bé nghịch chơi hoặc rơi từ ghế thấp, giường thấp xuống,... đều chỉ bị chấn thương nhẹ, ngoài da như bầm nhẹ, trầy xước hoặc đôi khi bị chảy máu do xây xát. Vì da đầu là nơi có nhiều mạch máu nuôi dưỡng nên khi bị tổn thương có thể gây ra vết bầm to hoặc gây chảy máu nhiều.

Theo khảo sát, trong 100 ca chấn thương đầu, chỉ có 1 - 2 ca có thể gây nứt xương sọ. Đa số các trường hợp nứt xương sọ chỉ gây nhức đầu ở nơi bị nứt và thường không cần can thiệp vì có thể lành hẳn trong vài tuần. Tuy nhiên, vẫn tiềm ẩn nguy cơ rủi ro ở những trẻ bị ngã đập đầu. Một số biến chứng có thể xảy ra, đó là não bên trong bị tổn thương, gây chấn động não.

Não là một khối mềm, được bảo vệ bởi xương sọ bên ngoài và dịch não giúp giảm chấn động và giảm chấn thương nếu có. Khi đầu chịu một lực mạnh tác động thì dịch não có thể không bảo vệ hoàn chỉnh được cho não, khiến não bị rung lắc, đụng vào thành cứng của xương sọ và gây chấn động não. Lực va đập quá lớn có thể khiến não bị dập, bầm hoặc thậm chí làm vỡ các mạch máu nuôi não, gây xuất huyết não. Các biến chứng này có thể ảnh hưởng tới mức độ tri giác, thần kinh của bệnh nhân và thậm chí dẫn tới tử vong. Biến chứng này có thể xảy ra sau chấn thương hoặc diễn ra chậm sau một vài ngày hoặc một vài tuần.

Khi bị ngã đập đầu, trẻ có thể bị tổn thương não

3. Cách xử lý khi trẻ bị ngã đập đầu xuống đất

Thông thường, rất khó để dự đoán chấn thương não nào là lành tính và chấn thương nào nguy hiểm. Có một số dấu hiệu cảnh báo về nguy cơ chấn thương não ở trẻ mà phụ huynh nên chú ý:

Trẻ ngủ nhiều bất thường có thể là dấu hiệu của chấn thương não sau ngã

Trong một số trường hợp, tuy bị chấn thương sọ não nhưng trẻ chưa có biểu hiện gì khi đi thăm khám nên sẽ được bác sĩ cho về nhà. Phụ huynh cần tiếp tục theo dõi sức khỏe trong vài ngày sau đó, đưa trẻ đi khám nếu có các dấu hiệu như: Quấy khóc nhiều, đau đầu, buồn nôn hoặc nôn ói, lơ mơ, khó đánh thức, co giật, cử động bất thường, gặp khó khăn khi đi lại,... Nếu trong thời gian theo dõi bé không có biểu hiện bất thường thì sẽ không đáng lo.

4. Sơ cứu cho trẻ khi bị ngã đập đầu

Hướng dẫn sơ cứu cơ bản cho trẻ như sau:

Có thể cho trẻ sử dụng thuốc Acetaminophen nhằm giảm đau

Không nên:

5. Biện pháp phòng ngừa nguy cơ trẻ bị ngã đập đầu

Nếu các phụ huynh chủ quan trước việc trẻ bị ngã đập đầu xuống đất, không chú ý tới những biểu hiện bất thường của trẻ thì có thể đưa tới những hậu quả nghiêm trọng cho bé. Do đó, cần thận trọng trong việc trông giữ và nuôi dạy trẻ, phòng tránh các nguy cơ té ngã, chấn thương cho bé. Đồng thời, khi thấy bé có những dấu hiệu bất thường sau khi bị té ngã thì nên đưa bé đi thăm khám ngay.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Link nội dung: https://tulieutieuhoc.edu.vn/em-be-nga-a77164.html