kkomjangeo-bbokkeum1

Tôi rất thích danh từ người Hàn Quốc dùng để chỉ cá: “mulgogi”, một từ ghép của “nước” (mul) và “thịt” (gogi). Phức tạp hơn chỉ là một từ đơn giản quy cho một loài thủy sản thông thường, mulgogi gợi ý một cách nhìn vào thế giới, một sự định hướng rất Á Đông cho rằng mọi thứ dưới nước có thể bơi đều có thể ăn được trừ phi được chứng minh ngược lại.

Đa số các món hải sản của Hàn Quốc gậy ấn tượng cho một người Phương Tây bình thường như là những món ăn rất khác biệt, một số trong chúng hoàn toàn kỳ lạ: cá đuối lên men, với mùi a mô ni ắc nồng nặc; hải sâm, với sự tương tự với một trái dưa leo thực thụ về hình dáng từ đầu đến cuối, và bạch tuộc sống, với cả ý nghĩa về còn sống và về bạch tuộc. Danh sách còn nhiều, nhưng có lẽ không có loài sinh vật nào được lấy làm ví dụ tốt hơn về sự ưa thích sinh vật biển của người Hàn quốc hơn là hagfish. Mặc dù hagfish được phát hiện ở khắp thế giới và đã được biết tới trong nhiều thế kỷ, chúng chỉ được ăn ở Hàn Quốc và những cộng đồng người Hàn Quốc ở Nhật Bản hay Mỹ. Ngay cả người Hoa, về họ mà người Hàn Quốc nói đùa là sẽ ăn mọi thứ có bốn chân ngoại trừ cái bàn, cũng từ bỏ hagfish.

Có lẽ bạn đã có thể thấy chúng trong các bể chứa cá ở chợ Jagalchi, loài sinh vật biển giống chình màu hơi hồng mà người Hàn quốc gọi là ggomjangeo đang nằm thành khối xen kẽ chờ đợi con dao phi lê. Bạn cũng có thể đã ăn chúng ở đó, thấy chúng bị lột da khi còn sống, bị cắt khúc và ném lên vỉ nướng khi đang còn động đậy với tương ớt và hành tây và được ăn cùng với lá mè và tỏi. Một khi bạn vượt qua được ý tưởng một món ăn đang quằn quại trên vỉ nướng, món ggomjangeo bokkeum là món thực sự ngon. Nó có cơ thịt chắt, đàn hồi, và có một số hình dáng kỳ lạ như ruột uốn cong giống ống tay áo, nhưng nó kết thúc có vị giống như nước chấm yangnyeom mà bạn thưởng thức với món gà chiên. Một số người ăn chúng bỡi vì, giống như tất cả các món có hình dạng của quý đàn ông, hagfish được nghĩ là loại “thực phẩm thể lực” đàn ông. Dù bạn có tăng năng lực đàn ông hay không, món hagfish nướng khác xa hơn nhiều một món ăn lạ lùng nhất mà bạn từng đưa vô miệng, nhưng xem xét như một loài động vật, nó là loài kỳ dị nhất mà bạn thấy trên thực đơn Hàn Quốc.

Rất bất thường

Với những người mới, tên của nó gây hiểu lầm. Phần jangeo có nghĩa là “lươn, chình”, mặc dù hagfish không có liên hệ gì dù xa xôi với lươn và chỉ giống một cách giả tạo với chúng. Tên tiếng Anh hagfish cũng không khá hơn, bỡi vì thực tế là, chúng cũng không phải là cá: chúng không có hàm, bao tử hay vây thực sự nào, và có những con mắt nguyên sơ chỉ có thể cảm nhận ánh sáng mà không phân giải được hình ảnh. Thậm chí các nhà khoa học cũng không thống nhất xếp loại hagfish là một loài động vật có xương sống hay không - một nhóm rõ ràng về hình dáng bên ngoài - bỡi vì nó là loài sinh vật được biết duy nhất có hộp sọ bằng xương nhưng có xương sống hoàn toàn bằng sụn. Hagfish khó phân loại đến mức khi ông Carl Linnaeus, cha đẻ của phân loại học hiện đại, lần đầu phát hiện hagfish vào năm 1754, ông tuyên bố nó là một loài giun, một phân loại tồn tại được gần bốn thập kỷ trước khi được sửa đổi.

Ngày nay chúng ta biết hagfish là một loài động vật cổ - gọi là hóa thạch sống - rất ít thay đổi trong hơn 300 triệu năm và có liên hệ gần gũi hơn với tổ tiên bình thường của tất cả các loài động vật có xương sống hơn là với bất kỳ loài động vật sống nào hiện nay, ngoại trừ cá mút đá lamprey (một loài kỳ lạ khác). Trong khi các nhà khoa học đang tranh luận vị trí của hagfish trong cây tiến hóa, quan điểm hiện thời mạnh mẽ cho rằng sinh vật trên đĩa ăn của bạn là thành viên của một dòng giống đáng tự hào đã mang cho thế giới động vật cột xương sống đầu tiên của nó.

Không phải không có bằng chứng.

Trong khi fish - “cá” là thiếu dấu hiệu, hag - “xấu” không phải là không công bằng. Hagfish được số đông xem là một trong những loài động vật có hình dáng xấu xí nhất trên thế giới, bỡi vì nó gần như kết hợp mọi phẩm chất mà chúng ta thấy ghê tởm ở động vật. Nó trông có vẻ vô hại đủ để nằm ở đáy thùng với những chiếc râu nhỏ gợi nhớ về loài cá da trơn, nhưng ngay bên dưới chúng, sâu vào trong, là một cái miệng đáng sợ đến mức các fan hâm mộ của H.R. Giger phải tự hỏi liệu rằng những cái miệng có thể thụt ra thụt vào của người ngoài hành tinh trong các cuốn phim của ông có lấy cảm hứng từ “miệng có răng cưa” của hagfish hay không: bốn hàng “răng cưa” nhô ra từ miệng , chụp lấy con mồi, và nuốt nó vào trong cổ họng.

hagfishmouth

Thức ăn của hagfish cũng không tìm được người hâm mộ nào. Từng được nghĩ là loài sinh vật săn mồi - giống động vật nữa mà không ai thích - ngày nay nó được biết là sống chủ yếu nhờ loài giun lớn biển sâu, một khám phá chỉ nâng chúng từ kẻ rình rập cơ hội ghê tởm đến kẻ săn mồi ghê tởm. Thỉnh thoảng nó cũng đi săn, tuy nhiên: khi xác của một con cá voi chết hay một sinh vật nào đó chìm xuống đáy, hàng ngàn con hagfish đi theo lỗ mũi duy nhất của nó đến bữa đại tiệc. Dùng miệng như dao răng cưa, chúng chui sâu vào trong xác chết và ăn từ trong ra, như vậy đã kết hợp những đặc điểm tốt nhất của kền kền và giòi. Chúng cũng bị phát hiện sử dụng bộ kỹ năng độc đáo của chúng để làm ô nhiễm thịt của những con cá bị dính lưới. Mặc dù chúng nuốt mồi như một động vật có xương sống, nhưng chúng cũng có khả năng riêng của loài không xương sống là hấp thụ chất dinh dưỡng trực tiếp qua da.

“Nó tiết chất nhớt vào người tôi”

Dù cho chúng có những đặc điểm kể trên, một trong những đặc tính ghê tởm nhất và đáng kể nhất của hagfish không phải là cách chúng ăn mà là cách chúng tự vệ khi bị đe dọa. Nếu bạn nhìn thật kỹ vào thùng chứa đầy hagfish, bạn có thể nhìn thấy hàng đống sợi như sữa uốn cong trong bể giống như tơ nhện cũ. Khi hagfish bị cắn bỡi con vật săn mồi (hay một phụ nữ trung niên mang ủng màu hồng) nó ngay lập tức tiết ra hàng đống chất nhớt, chất này thường xuyên phản ứng với nước để trở nên một lớp tròn dài, chắc chắn bao quanh cơ thể như một cái kén. Lớp nhớt này làm nghẹt mang của những kẻ săn mồi liều lĩnh, những kẻ sẽ phải há mồm và phun hagfish ra với thân thể nguyên vẹn nhờ bộ da bền (dây thắt lưng, ví và các đồ dùng khác được làm từ loại da này và được ghi nhãn “da lươn”). Một khi mối nguy trôi qua, hagfish cuộn thân mình lại thành nút và trượt dần nút đó xuống theo chiều dài thân, thoát khỏi lớp nhớt chỉ bằng một động tác. Chiến lược tự vệ này cực kỳ hiệu quả; hagfish không có kẻ săn dưới nước nào từng được biết bỡi vì nó phát triển hàng trăm triệu năm - không cần khôn ngoan hơn hay nhanh hơn - mà bị nuốt vào, phát hiện ghê tởm và nhả ra nguyên vẹn.

he-slimed-me

Nhớt hagfish không được mọi người ưa thích ngoại trừ những tay sành ăn dũng cảm, và là căn nguyên của tên giống của nó Myxine (từ Hy Lạp có nghĩa là nhớt) cũng như tên thường dùng của nó đầy màu sắc hơn - chình nhớt . Tuy nhiên , nhớt hagfish ăn được. Vì nó bao gồm protein, người ta nói nó có thể dùng để thay thế lòng trắng trứng, mặc dù tôi chưa từng thấy nhà hàng nào sử dụng. Ai có thể chắc chắn: có lẽ với một cái tên lôi cuốn hơn, và với một chiến lược tiếp thị tốt, món nhớt hagfish chiên có thể tìm được chỗ đứng trong thực đơn bữa sáng gần bạn.

Viễn cảnh thực tế hơn là tìm cách sử dụng chúng ở dạng sợi. Một nhóm nghiên cứu ở Đại học Guelph, Ontario đang tìm cách chế tạo bản sao của những sợi nhớt hagfish dài, bền để một ngày nào đó có thể thay thế những loại sợi tổng hợp dựa vào dầu mỏ không thể khôi phục lại như lycra, spandex và nylon. Chúng chưa thành công, nhưng quần hotpant hagfish là một khả năng về mặt lý thuyết.

hagfishslime1

Còn có nhiều điều chúng ta chưa biết về hagfish, như kích thước và số lượng chủng loài của chúng, cách sinh sản, cách tính tuổi, và vai trò của chúng trong hệ sinh thái đại dương. Những thông tin như vậy là rất cần thiết trong việc quản lý hagfish, hiện thời chưa được quản lý ở Mỹ (nơi đa số hagfish được nhập khấu vào Hàn Quốc)

Chú thích của tác giả:

Ngày 15 tháng 10 là ngày Hagfish, được sáng tạo ra bỡi WhaleTimes.com, để nhắc nhở mọi người rằng, ngay cả một loài động vật xấu xí nhất cũng cần những nỗ lực bảo tồn của chúng ta. Dù bạn quyết định cách tốt nhất để hưởng ứng ngày hagfish là bằng cách ăn một con hay không ăn là tùy vào bạn. Tôi không phán xét!

Viết bỡi John Bocskay

Link nội dung: https://tulieutieuhoc.edu.vn/hinh-ca-dep-a76167.html