Mù tạt là một loại gia vị phổ biến được làm từ hạt của cây mù tạt. Cây này có nguồn gốc ở khu vực Địa Trung Hải và gần với họ các loại rau giàu chất dinh dưỡng như bông cải xanh, cải bắp và mầm Brussels. Cả hạt và lá cây mù tạt đều có thể sử dụng được, Bên cạnh việc sử dụng vào ẩm thực, mù tạt còn là một phương thuốc phổ biến trong nền y học cổ truyền ở nhiều nơi trên thế giới.
Cây mù tạt có nhiều loại, nhưng hầu hết đều giàu chất dinh dưỡng. Lá của cây mù tạt chứa một lượng đáng kể canxi, đồng và vitamin C, A và K, trong khi hạt của cây đặc biệt giàu chất xơ, selen, magie và mangan.
Lá mù tạt có thể được ăn sống hoặc nấu chín, làm cho loại cây gia vị này trở thành một lựa chọn bổ sung chất dinh dưỡng linh hoạt cho món salad, súp và món hầm. Mù tạt có thể được chế biến theo cách tương tự như rau bina, nhưng sẽ mang lại hương vị nồng hơn và hơi hắc giống như củ cải.
Hạt mù tạt có thể được ngâm trong sữa ấm, đánh bông sau đó thêm vào salad, nghiền hoặc rắc cùng vào các món ăn nóng, hoặc ngâm và sử dụng để làm sốt mù tạt. Sốt mù tạt được cho là cách phổ biến nhất để tiêu thụ cây mù tạt. Loại gia vị ít calo này là một cách đơn giản để bổ sung chất sắt, canxi, selen và phốt pho vào bữa ăn hằng ngày.
Mù tạt có chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao và các hợp chất thực vật có lợi khác được cho là giúp bảo vệ cơ thể chống lại một số loại bệnh tật.
Ví dụ, mù tạt là nguồn glucosinolates tuyệt vời, một nhóm các hợp chất chứa lưu huỳnh có trong tất cả các loại rau họ cải, bao gồm bông cải xanh, cải bắp, cải Brussels và mù tạt. Glucosinolates được kích hoạt khi lá hoặc hạt của cây bị tác động thông qua quá trình nhai hoặc cắt, và được cho là có khả năng kích thích cơ thể chống lại bệnh tật. Hạt và lá mù tạt đặc biệt giàu Isothiocyanate. Hợp chất này có nguồn gốc từ glucosinolates, có thể giúp ngăn ngừa các tế bào ung thư phát triển hoặc lan rộng.
Đồng thời, sinigrin cũng là một hợp chất có nguồn gốc glucosinolate được tìm thấy trong cây mù tạt, chịu trách nhiệm cho hương vị cay nồng của mù tạt và được cho là có đặc tính chống viêm, kháng khuẩn, kháng nấm, chống ung thư và chữa lành vết thương.
Mù tạt cũng giàu carotenoids, isorhamnetin và kaempferol. Nghiên cứu liên kết các chất chống oxy hóa flavonoid này có khả năng bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh như tiểu đường loại 2, bệnh tim và thậm chí có thể ngăn ngừa một số loại ung thư.
Cây mù tạt đã được sử dụng như một phương thuốc truyền thống chống lại các chủng bệnh khác nhau trong nhiều thế kỷ. Gần đây, các bằng chứng khoa học đã được công bố để hỗ trợ một số lợi ích tiềm năng từ mù tạt:
Mặc dù kết quả về lợi ích của mù tạt là rất hứa hẹn, số lượng nghiên cứu hỗ trợ những lợi ích này vẫn còn ít. Do đó, chưa có chứng cứ rõ ràng về những lợi ích nói trên.
Ăn hạt mù tạt, lá hoặc bột mù tạt thường được coi là an toàn cho hầu hết mọi người, đặc biệt là khi tiêu thụ với số lượng trung bình thường được tìm thấy trong chế độ ăn uống của người bình thường. Do đó, việc tiêu thụ một lượng lớn, chẳng hạn như chiết xuất mù tạt nguyên chất, có thể dẫn đến đau bụng, tiêu chảy và viêm ruột. Đã có một báo cáo về trường hợp một phụ nữ bị viêm da tiếp xúc sau khi bôi một miếng thuốc Trung Quốc có chứa hạt mù tạt trực tiếp lên da.
Cuối cùng, hạt và lá mù tạt chưa nấu chín có chứa một lượng đáng kể hợp chất gây bệnh bướu cổ. Đây là những hợp chất có thể can thiệp vào chức năng của tuyến giáp. Việc tiêu thụ mù tạt này không có khả năng gây ra vấn đề ở những người có chức năng tuyến giáp bình thường. Tuy nhiên, những người có chức năng tuyến giáp bị suy yếu có thể muốn ngâm, đun sôi hoặc nấu chín hạt và lá mù tạt trước khi tiêu thụ.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Bài viết tham khảo: Healthline.com
Link nội dung: https://tulieutieuhoc.edu.vn/mu-cay-a74023.html