Trong lĩnh vực mua hàng quốc tế, kiến thức và kỹ năng chuyên sâu là điều cần thiết. Với mong muốn giúp các cá nhân và doanh nghiệp hiểu rõ hơn về lĩnh vực Purchasing và phát triển năng lực trong quản lý mua hàng quốc tế, bài viết này Xuất Nhập Khẩu Lê Ánh sẽ chi sẻ Lộ trình học Purchasing (mua hàng quốc tế) hiệu quả, đi từ những kiến thức cơ bản đến những kỹ năng nâng cao trong lĩnh vực này. Cùng theo dõi nhé!
Xem thêm: Purchasing là gì?
Có một lộ trình học tập bài bản trong mua hàng quốc tế là vô cùng quan trọng và dưới đây là một số lý do:
- Mua hàng quốc tế yêu cầu hiểu biết sâu rộng về các thị trường, pháp luật, và văn hóa khác nhau. Một lộ trình học tập bài bản giúp nhà mua hàng phát triển kiến thức và kỹ năng cần thiết để đối phó với các vấn đề phức tạp trong môi trường quốc tế.
- Các giao dịch quốc tế đi kèm với rủi ro cao hơn. Một lộ trình học tập cụ thể sẽ trang bị cho những người làm trong ngành những công cụ và phương pháp cần thiết để giảm thiểu rủi ro và đảm bảo tuân thủ các quy định quốc tế.
- Hiểu biết về cách thức và chiến lược mua hàng quốc tế có thể giúp các tổ chức tối ưu hóa chi phí, đạt được giá cả tốt hơn và cải thiện điều kiện thanh toán, từ đó tăng lợi nhuận tổng thể.
- Các nhân viên mua hàng có kỹ năng và kiến thức bài bản thường có nhiều cơ hội thăng tiến hơn trong sự nghiệp của họ. Việc tham gia các khóa học chuyên môn và chứng chỉ trong lĩnh vực này là một bước đi quan trọng để tăng cơ hội thăng tiến trong nghề.
Đầu tiên của lộ trình học mua hàng quốc tế (Purchasing) đó là bạn cần bản hiểu những khái niệm cơ bản trong nghề, sau đó nắm được quy trình mua hàng quốc tế như thế nào? dưới đây là những hướng dẫn chi tiết:
- Mua hàng (Purchasing): Là quá trình mua sắm các sản phẩm, dịch vụ từ các nhà cung cấp để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp.
- Nhà cung cấp: Là các tổ chức hoặc cá nhân cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ cho doanh nghiệp.
- Đơn đặt hàng (Purchase Order): Là tài liệu chính thức mà doanh nghiệp gửi cho nhà cung cấp để yêu cầu mua hàng.
Xem thêm: Po (Purchase order) là gì? Những thông tin cần biết về Po
- Thời gian giao hàng: Là thời gian mà nhà cung cấp cần để chuẩn bị và giao hàng sau khi nhận đơn đặt hàng.
- Đánh giá nhà cung cấp: Quá trình đánh giá hiệu suất và chất lượng của nhà cung cấp để quyết định việc hợp tác tiếp theo.
- Quản lý kho: Là quá trình quản lý số lượng hàng tồn kho để đảm bảo cung ứng đúng lúc và giảm thiểu chi phí lưu trữ.
- Chi phí mua hàng: Bao gồm chi phí mua sản phẩm, vận chuyển, xử lý đơn hàng và các chi phí khác liên quan đến quá trình mua hàng.
- Đàm phán hợp đồng: Quá trình thương lượng các điều khoản và điều kiện trong hợp đồng mua bán giữa doanh nghiệp và nhà cung cấp.
Tham khảo thêm:
Tham khảo các bước chính trong quy trình mua hàng tiêu chuẩn:
Bước 1: Xác định nhu cầu mua hàng: Xác định và phân tích nhu cầu mua hàng của tổ chức. Các bộ phận trong công ty sẽ đề xuất nhu cầu mua hàng dựa trên các yêu cầu về sản phẩm hoặc dịch vụ cần thiết cho hoạt động kinh doanh
Bước 2: Tìm kiếm nhà cung cấp: Lựa chọn nhà cung cấp thích hợp thông qua nghiên cứu thị trường, lấy báo giá, và đánh giá nhà cung cấp dựa trên các tiêu chí như giá cả, chất lượng sản phẩm, độ tin cậy, và khả năng giao hàng.
Bước 3: Đàm phán điều khoản: Thảo luận và đàm phán với nhà cung cấp về các điều khoản của hợp đồng, bao gồm giá cả, điều kiện thanh toán, thời gian giao hàng, và các điều khoản bảo hành hoặc hỗ trợ kỹ thuật. Mục đích là để đạt được thỏa thuận tốt nhất cho cả hai bên, giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả chi phí.
Bước 4: Lập đơn đặt hàng (Purchase Order - PO): Sau khi thỏa thuận được các điều khoản, đơn đặt hàng chính thức được tạo ra và gửi đến nhà cung cấp. Đơn này bao gồm chi tiết về sản phẩm hoặc dịch vụ, số lượng, giá cả, và thời gian giao hàng. Mục đích của bước này là để tạo ra tài liệu chính thức và ràng buộc pháp lý để nhà cung cấp giao hàng theo đúng yêu cầu.
Bước 5: Quản lý đơn hàng và nhận hàng: Theo dõi tiến độ đơn hàng và đảm bảo rằng hàng hóa hoặc dịch vụ được giao đúng hạn và đúng chất lượng. Khi hàng được nhận, tiến hành kiểm tra chất lượng và số lượng để đảm bảo phù hợp với các điều khoản trong PO.
Bước 6: Thanh toán và đóng gói: Sau khi xác nhận nhận hàng thành công và đúng điều khoản, tiến hành thanh toán cho nhà cung cấp theo thỏa thuận. Lưu trữ các chứng từ liên quan cho mục đích kế toán và kiểm toán.
Ở giai đoạn này bạn có thể tham gia các khóa học cơ bản như:
Xuất nhập khẩu Lê Ánh cung cấp các hình thức học để đáp ứng nhu cầu của tất cả các đối tượng học viên. Cụ thể, chúng tôi cung cấp các khóa học xuất nhập khẩu online và offline, bao gồm các khóa học xuất nhập khẩu TPHCM và Hà Nội.
Trong lĩnh vực mua hàng, đặc biệt là mua hàng quốc tế, kỹ năng đàm phán đóng vai trò quan trọng để đảm bảo các điều khoản tốt nhất cho công ty. Để phát triển kỹ năng này, bạn có thể tiếp cận như sau:
- Tìm hiểu các nguyên tắc cơ bản và chiến lược đàm phán (Có thể qua sách, khóa học, các bài giảng từ chuyên gia.
Tham khảo: Nghệ Thuật Đàm Phán Win Win Trong Hợp Đồng Ngoại Thương
- Thực hành các tình huống đàm phán giả định với đồng nghiệp hoặc qua các lớp học. Kinh nghiệm thực tiễn sẽ giúp bạn áp dụng các lý thuyết vào thực tế một cách hiệu quả hơn.
- Nghiên cứu các trường hợp đàm phán thành công và thất bại trong ngành để hiểu rõ hơn về những gì hoạt động tốt và những gì không.
- Khi làm việc với các nhà cung cấp từ các nền văn hóa khác nhau, việc hiểu biết về văn hóa địa phương và kinh doanh quốc tế là rất quan trọng.
- Duy trì giao tiếp thường xuyên với các nhà cung cấp.
- Tham gia các khóa học và hội thảo liên quan để cập nhật các kỹ năng và phương pháp mới nhất.
Tham khảo: Khóa Học Purchasing (Mua hàng thực chiến) - Khóa học tập trung vào nghiệp vụ mua hàng thực tế, với 100% đội ngũ giảng viên là quản lý kinh doanh quốc tế, chuyên viên mua hàng của các doanh nghiệp lớn, lâu năm kinh nghiệm, có kỹ năng mua hàng chuyên nghiệp sẽ giúp học viên nhanh chóng thành thạo kỹ năng mua hàng quốc tế (International Purchasing).
Ngoài ra, học viên được hỗ trợ thực tập - Kết nối tuyển dụng ngay sau khóa học.
Để phát triển kỹ năng và nắm bắt kinh nghiệm thực tế trong bất kỳ lĩnh vực nào, đặc biệt là trong các ngành như xuất nhập khẩu hoặc mua hàng quốc tế, việc tham gia vào các hoạt động thực tiễn là rất quan trọng. Dưới đây là một số cách để học hỏi từ kinh nghiệm thực tế:
- Tìm kiếm cơ hội thực tập: Các vị trí thực tập cung cấp một cơ hội tuyệt vời để học hỏi từ những người có kinh nghiệm trong ngành. Bạn có thể làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp, nơi bạn có thể áp dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn, đồng thời hiểu biết sâu sắc hơn về cách thức hoạt động của ngành.
- Tham dự hội thảo và hội nghị: Các sự kiện này không chỉ cung cấp thông tin về các xu hướng ngành nghề mới nhất mà còn là nơi để gặp gỡ và học hỏi từ những người có kinh nghiệm và chuyên môn cao.
- Đọc sách và tài liệu chuyên ngành: Đọc sách, báo cáo ngành, và các tài liệu nghiên cứu để hiểu sâu hơn về các thách thức và cơ hội trong lĩnh vực bạn quan tâm.
- Nhận phản hồi: Luôn tìm kiếm phản hồi từ đồng nghiệp và cấp trên để hiểu rõ hơn về điểm mạnh và điểm cần cải thiện của bản thân.
- Tự đánh giá: Dành thời gian để suy ngẫm và đánh giá bản thân mình sau mỗi dự án hoặc nhiệm vụ, xem xét những gì đã làm tốt và những gì có thể làm tốt hơn.
Tham khảo thêm:
Việc học Purchasing (mua hàng) mang lại nhiều lợi ích như:
- Học Purchasing giúp bạn hiểu rõ về quy trình mua hàng từ việc tìm kiếm nhà cung cấp, đàm phán hợp đồng, đến quản lý tài chính và quản lý rủi ro. Điều này giúp cải thiện kỹ năng và hiểu biết về lĩnh vực mua hàng.
- Mua hàng đòi hỏi kỹ năng đàm phán tốt để đạt được điều kiện mua hàng tốt nhất. Việc học Purchasing giúp bạn phát triển kỹ năng đàm phán, thuyết phục và thương lượng hiệu quả.
- Bằng cách hiểu rõ về thị trường, giá cả và cách quản lý chi phí, người học Purchasing có thể tối ưu hóa chi phí mua hàng, giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và tăng cường lợi nhuận.
- Việc học Purchasing giúp bạn hiểu rõ về cách quản lý rủi ro trong quá trình mua hàng, từ việc đánh giá rủi ro đến phòng ngừa và xử lý khi có sự cố xảy ra.
- Mua hàng không chỉ đơn thuần là giao dịch mua bán mà còn là xây dựng mối quan hệ đối tác lâu dài với nhà cung cấp. Việc học Purchasing giúp bạn có thể hiểu rõ về cách xây dựng và duy trì mối quan hệ đối tác hiệu quả.
- Kỹ năng và hiểu biết về Purchasing là một yếu tố quan trọng giúp bạn nâng cao cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực quản lý chuỗi cung ứng, mua hàng và vận chuyển.
Tham khảo thêm: Mô Tả Công Việc Của Nhân Viên Mua Hàng Xuất Nhập Khẩu
-
Xuất nhập khẩu Lê Ánh - Địa chỉ đào tạo xuất nhập khẩu thực tế số 1 Việt Nam. Chúng tôi đã tổ chức thành công các khóa học xuất nhập khẩu tại TPHCM & Hà Nội, khóa học logistics cơ bản - chuyên sâu, khóa học thanh toán quốc tế, khóa học khai báo hải quan chuyên sâu, Khóa học purchasing, khóa học sale xuất khẩu chuyên sâu hay khóa học báo cáo quyết toán hải quan... và hỗ trợ việc làm cho hàng nghìn học viên, mang đến cơ hội làm việc trong ngành logistics và xuất nhập khẩu đến với đông đảo học viên trên cả nước.
Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết về các khóa học xuất nhập khẩu online/ offline: 0904.84.8855
Ngoài các khóa học xuất nhập khẩu - logistics chất lượng thì trung tâm Lê Ánh còn cung cấp các khóa học kế toán online - offline, khóa học hành chính nhân sự chuyên nghiệp chất lượng tốt nhất hiện nay.
Thực hiện bởi: XUẤT NHẬP KHẨU LÊ ÁNH - TRUNG TÂM ĐÀO TẠO XUẤT NHẬP KHẨU THỰC TẾ SỐ 1 VIỆT NAM
Link nội dung: https://tulieutieuhoc.edu.vn/khoa-hoc-purchasing-a72738.html