Mèo bị nấm là một vấn đề da liễu phổ biến ảnh hưởng đến sức khỏe của mèo và có thể lây lan sang con người và vật nuôi khác. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh nấm ở mèo sẽ kéo dài và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Trong bài viết này hãy cùng Tropicpet tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị nấm cho mèo hiệu quả.
Mèo bị nấm là một trong những bệnh da liễu phổ biến ở mèo do các loại nấm như Microsporum canis, Trichophyton mentagrophytes, Microsporum gypseum… gây ra. Những loại nấm này phát triển mạnh trong môi trường ẩm ướt và dễ lây lan từ con vật này sang con vật khác thông qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp qua vật dụng sinh hoạt, chuồng hoặc sàn nhà.
Nấm ở mèo xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là ở các giống mèo có lông dày và dài. Bệnh không chỉ làm mất thẩm mỹ với tình trạng rụng lông, da bị tổn thương mà còn gây khó chịu và ngứa ngáy cho mèo. Đặc biệt nấm da có khả năng lây sang người, nhất là trẻ em và những người có hệ miễn dịch yếu, do đó mèo nên được điều trị từ sớm.
☞ Xem thêm: Chi nấm Microsporum - Wikipedia
Câu trả lời là có, mèo bị nấm có thể lây sang người. Bệnh nấm da ở mèo là một bệnh zoonosis, có nghĩa là nó có khả năng truyền từ động vật sang người. Khi tiếp xúc trực tiếp với mèo bị nhiễm nấm hoặc với các bề mặt, đồ vật bị nhiễm bào tử nấm thì con người sẽ dễ dàng bị lây nhiễm. Để giảm nguy cơ lây nhiễm bạn hãy:
Đeo găng tay khi xử lý mèo bị nấm.
Rửa tay kỹ với dung dịch nước rửa tay hoặc sát khuẩn sau khi tiếp xúc với mèo.
Không để mèo ngủ trên giường của bạn khi chúng đang được điều trị.
Nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nhiễm nấm nào trên cơ thể mình, hãy đi khám bác sĩ ngay lập tức.
Mèo bị nấm do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:
Chăm sóc lông không đúng cách: Đây là nguyên nhân phổ biến dẫn đến việc mèo bị nấm. Nếu mèo không được sấy khô hoàn toàn sau khi tắm, độ ẩm còn lại trên lông và da sẽ tạo điều kiện cho nấm phát triển, đặc biệt ở những khu vực như nách, cổ và kẽ chân.
Môi trường sống ẩm ướt, bẩn: Mèo thường tiếp xúc với môi trường ẩm ướt, bẩn hoặc nơi có nhiều nấm mốc là điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển.
Điều kiện thời tiết: Thời tiết nóng ẩm không chỉ thúc đẩy sự phát triển của nấm mà còn làm tăng tiết mồ hôi trên da mèo, là môi trường cho nấm phát triển.
Tiếp xúc với động vật nhiễm nấm: Mèo dễ bị lây nhiễm nấm khi tiếp xúc trực tiếp với các con mèo hoặc động vật khác đã bị nấm thông qua việc chơi đùa, cắn nhau hoặc dùng chung đồ.
Ký sinh trùng: Bọ chét, ve rận hoặc các loại côn trùng cắn đốt gây tổn thương da, tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm phát triển.
Chấn thương hoặc vết thương hở: Vùng da bị trầy xước hoặc vết thương hở là điều kiện lý tưởng cho nấm xâm nhập và phát triển.
Chế độ dinh dưỡng không hợp lý: Thiếu hụt dưỡng chất đặc biệt là các vitamin và khoáng chất quan trọng có khả năng làm suy yếu da và hệ miễn dịch của mèo, từ đó tạo điều kiện cho nấm phát triển.
Sử dụng sản phẩm vệ sinh không phù hợp: Việc sử dụng các sản phẩm vệ sinh không phù hợp cũng làm mất cân bằng hệ vi sinh trên da mèo, tạo điều kiện cho nấm phát triển.
☞ Xem thêm: Tắm chó mèo gần đây, dịch vụ tắm chó mèo Hà Nội uy tín
Việc phát hiện sớm các triệu chứng nấm ở mèo sẽ giúp bạn điều trị nhanh chóng và ngăn ngừa lây lan. Dưới đây là một số dấu hiệu phổ biến khi mèo bị nấm:
Ngứa ngáy và gãi liên tục: Mèo thường xuyên gãi, liếm, cào hoặc cọ sát vào đồ vật như cây cối, bàn ghế,… để gãi ngứa. Điều này dẫn đến vùng da bị tổn thương nhiều hơn và dễ gây nhiễm trùng thứ cấp. Đây là dấu hiệu dễ nhận thấy nhất khi mèo bị nấm.
Rụng lông thành từng mảng: Nấm gây tổn thương da và lông khiến lông mèo gãy hoặc rụng từng mảng lớn. Khu vực da bị rụng lông thường có hình tròn hoặc bầu dục với viền màu hồng xung quanh giống như hình đồng xu hoặc chiếc nhẫn.
Da bị kích ứng, đỏ và bong vảy: Trên bề mặt da mèo, đặc biệt là vùng tai, quanh miệng, mắt và móng chân xuất hiện các đốm đỏ kèm theo bong vảy. Trong trường hợp nặng, vùng da này thường chảy dịch hoặc mủ và phát ra mùi hôi do sự phát triển của vi khuẩn và nấm kết hợp.
Tổn thương da và viêm da: Vùng da bị nấm sẽ trở nên dày lên và viêm nhiễm. Nếu không được điều trị sẽ dẫn đến nhiễm trùng nặng hơn, thậm chí nhiễm trùng máu
Lông khô xơ: Ở các vùng da bị nấm lông của mèo trở nên khô và xơ hơn. Nếu không điều trị sớm thì tình trạng này sẽ dẫn đến rụng lông trên diện rộng.
Tổn thương móng: Ngoài da và lông nấm còn tấn công vào móng của mèo làm móng dày lên, dễ gãy. Điều này khiến móng trở nên yếu và dễ tổn thương.
Ngứa và gãi tai: Nấm cũng có thể ký sinh và phát triển trong tai của mèo, khi bị nấm tai mèo sẽ ngứa ngáy khó chịu và thường đưa chân lên gãi.
☞ Xem thêm: Khám tổng quát chó mèo bao nhiêu tiền? Những điều “SEN” cần biết
Trị nấm cho mèo đòi hỏi sự kiên nhẫn và kết hợp nhiều phương pháp điều trị khác nhau. Dưới đây là các cách trị nấm phổ biến và hiệu quả:
Sử dụng thuốc bôi, xịt ngoài da: Các loại thuốc bôi hoặc xịt chống nấm chứa ketoconazole, clotrimazole hoặc miconazole là những loại thuốc được sử dụng để điều trị nấm da ở mèo có tác dụng trực tiếp trên các vùng da bị nhiễm nấm. Thuốc bôi giúp giảm ngứa, diệt nấm và ngăn ngừa sự lây lan của bệnh. Hãy làm sạch vùng da trước khi bôi thuốc để tăng hiệu quả. Khi sử dụng thuốc bôi ngoài da cần đeo loa cổ chống liếm (vòng Elizabeth) cho mèo để ngăn chúng liếm vào vùng bôi thuốc, tránh gây ngộ độc hoặc giảm hiệu quả điều trị.
Thuốc kháng nấm dạng uống: Trong trường hợp nấm lan rộng hoặc nhiễm nấm nặng, bác sĩ thú y sẽ kê đơn thuốc kháng nấm qua đường uống như itraconazole hoặc griseofulvin. Những loại thuốc này giúp tiêu diệt nấm từ bên trong và ngăn chặn sự phát triển của chúng. Việc sử dụng thuốc cần được theo dõi chặt chẽ và bạn nên tuân theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh tác dụng phụ không mong muốn.
Sử dụng sữa tắm chuyên dụng trị nấm: Sử dụng sữa tắm trị nấm là một phương pháp hữu hiệu để làm sạch vùng da bị nhiễm nấm. Các sữa tắm chứa thành phần miconazole hoặc chlorhexidine thường được sử dụng để điều trị nấm cho mèo. Bạn cần sử dụng sữa tắm theo chỉ dẫn của bác sĩ và tắm cho mèo đều đặn từ 1 - 2 lần/tuần, việc này giúp làm sạch bào tử nấm, ngăn chặn sự lây lan. Lưu ý để sữa tắm có hiệu quả nhất bạn hãy cạo ngắn lông vùng da bị nấm, có thể cạo toàn thân khi vào mùa nóng.
Vệ sinh môi trường sống: Việc giữ vệ sinh môi trường sống cho mèo là cực kỳ quan trọng trong quá trình trị nấm. Bạn cần làm sạch và khử trùng các vật dụng như chăn, lồng, đồ chơi và khu vực ngủ của mèo để ngăn ngừa nấm tái phát.
Cách ly mèo bị nấm: Nấm rất dễ lây lan sang các con mèo khác và con người. Do đó việc cách ly mèo bị nhiễm nấm trong thời gian điều trị là cần thiết để tránh lây nhiễm và bảo vệ sức khỏe của các thành viên trong gia đình bạn.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Một chế độ dinh dưỡng giàu protein và các vitamin như vitamin E, Omega-3 sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch cho mèo, giúp chúng mau hồi phục và ngăn ngừa tái phát nấm.
☞ Xem thêm: Dịch vụ Spa - Grooming tại Tropicpet
Để ngăn chặn mèo bị nấm, việc phòng ngừa từ sớm là vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa hiệu quả:
Chăm sóc da lông cho mèo: Thường xuyên tắm rửa cho mèo, đặc biệt là với những giống mèo lông dài. Sau khi tắm bạn cần sấy khô hoàn toàn lông của mèo, nhất là những vùng khó khô như nách, cổ và kẽ chân để tránh tạo môi trường ẩm cho nấm phát triển.
Duy trì không gian sống sạch sẽ: Vệ sinh nơi ở của mèo sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát là cách tốt nhất để ngăn ngừa nấm phát triển. Tránh để mèo tiếp xúc với những khu vực có nguy cơ nhiễm nấm cao như khu vực ẩm ướt hoặc có nhiều bụi bẩn.
Cách ly mèo mới đón về hoặc mèo nghi ngờ mắc bệnh: Nếu bạn đón mèo mới về nuôi hoặc nghi ngờ mèo có dấu hiệu bị nấm, cần cách ly mèo với những con mèo khác của bạn. Việc cách ly sẽ giúp ngăn ngừa sự lây lan của bào tử nấm sang các vật nuôi khác, đặc biệt là trong môi trường nhiều mèo.
Tăng cường hệ miễn dịch: Cung cấp chế độ dinh dưỡng cân bằng và đầy đủ để tăng cường sức đề kháng cho mèo.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Hãy đưa mèo đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh nấm ở mèo hoặc các vấn đề sức khỏe khác và có phương án điều trị kịp thời.
☞ Xem thêm: Dịch vụ tầm soát sức khỏe thú cưng tại Tropicpet
Nấm ở mèo là căn bệnh phổ biến nhưng có thể điều trị và phòng ngừa hiệu quả khi được phát hiện kịp thời và điều trị từ sớm. Nếu mèo của bạn có các dấu hiệu bị nấm, hãy liên hệ với Tropicpet chi nhánh gần nhất để được chẩn đoán và cung cấp phác đồ điều trị đặc hiệu. Với đội ngũ bác sĩ thú y giàu kinh nghiệm chúng tôi sẽ giúp mèo của bạn nhanh chóng hồi phục có cuộc sống khỏe mạnh.
Link nội dung: https://tulieutieuhoc.edu.vn/meo-con-bi-nam-a70942.html