Tại Việt Nam, cụ thể ở 3 miền Bắc, Trung, Nam, mùa hè tháng mấy, thời tiết ra sao? Những lễ hội đặc biệt nào thường diễn ra vào mùa hè? Bạn sẽ tìm thấy câu trả lời cho những câu hỏi trên ngay trong chia sẻ dưới đây.
Tại Việt Nam, mùa hè diễn ở miền Bắc và miền Trung trong các tháng 5, 6, 7. Ở miền Nam, thời tiết được chia thành 2 mùa là mùa mưa (từ tháng 5 - tháng 10) và mùa khô (các tháng còn lại).
Tại miền Bắc và miền Trung, thời tiết mùa hè oi nồng, nền nhiệt cao 34 - 35 độ C, nắng nóng kéo dài. Đặc biệt, do tình trạng nóng lên toàn cầu, thời tiết mùa hè ngày càng khắc nghiệt. Trong thời gian tháng 6, tháng 7, nắng nóng đỉnh điểm có thể đạt trên 40 độ C.
Tại miền Nam, thời tiết 2 mùa được đánh giá là dễ chịu hơn với nhiệt trung bình 28 - 32 độ C. Trong mùa mưa, thời tiết miền Nam thường nắng nóng ban ngày và chuyển mưa mát dịu vào chiều tối. Sang đến mùa khô, mưa giảm dần, nền nhiệt có tăng lên nhưng không đáng kể.
Vậy là bạn đã nắm được mùa hè tháng mấy rồi phải không? Vậy, cái nắng mùa hè có đang thôi thúc mong muốn đi chơi, giải nhiệt của bạn hay không? Nếu cũng công nhận mùa hè là mùa du lịch thì bạn đừng bỏ qua những lễ hội diễn ra trong thời gian này.
Cụ thể, từ Bắc xuống Nam, những lễ hội sau được coi là nổi bật nhất khi trời vào hạ.
Lễ hội khinh khí cầu quốc tế tại Huế là hoạt động sôi nổi của mùa hè
Du lịch hè thật thú vị nhưng thời tiết nắng nóng rất dễ khiến cơ thể mất nước, mệt mỏi. Ngoài ra, nhiệt độ cao cũng khiến cho dịch bệnh dễ dàng phát sinh và lây lan nhanh chóng. Để cơ thể luôn tràn đầy năng lượng suốt mùa nóng, bạn cần cẩn trọng với những căn bệnh sau đây.
1 trong những bệnh dễ gặp trong thời tiết mùa hè chính là tay chân miệng. Bệnh do virus đường ruột Coxsackie A16 và Enterovirus 71 (EV71) gây ra. Được xếp vào bệnh truyền nhiễm, tay chân miệng lây truyền do tiếp xúc với nước bọt và phân của người bị bệnh.
Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi có nguy cơ cao nhiễm tay chân miệng do hệ miễn dịch còn yếu. Nhà trẻ, trường mẫu giáo rất dễ trở thành ổ dịch do nơi đây tập trung nhiều trẻ nhỏ.
Sau khi xâm nhập, virus âm thầm phát triển trong 3 - 7 ngày (giai đoạn ủ bệnh). Khi bệnh khởi phát, bé thường quấy khóc, biếng ăn, đau họng, sốt, tiêu chảy, … trong 1 - 2 ngày.
Khi bệnh toàn phát, miệng - nhất là hầu họng, niêm mạc má, môi của bé bị viêm loét 1 - 2mm. Lòng bàn tay, bàn chân, khuỷu tay, đầu gối và mông của trẻ cũng xuất hiện phỏng nước phát ban. Cùng với đó, trẻ bị tay chân miệng cũng thường bị sốt nhẹ 37,5 - 38 độ C. Tình trạng trên khiến bé bỏ ăn, bỏ bú, tiết nhiều nước bọt.
Tuy dễ lây lan nhưng tay chân miệng không quá nguy hiểm khi biết cách chăm sóc và vệ sinh. Sau dưới 7 ngày, các vết phát ban và viêm sẽ khô lại và không để lại sẹo. Ngược lại, nếu điều trị muộn, virus có thể gây biến chứng về não, tim, hô hấp dẫn đến tử vong.
Để phòng tay chân miệng, nhân viên y tế, người tiếp xúc với bệnh nhân cần rửa tay kháng khuẩn. Giường, sàn nhà và các đồ dùng của người bệnh cần được vệ sinh bằng Cloramin B 2%. Chất thải, quần áo, khăn trải giường, các dụng cụ chăm sóc cần được xử lý theo quy trình của Bộ Y tế. Việc hạn chế tiếp xúc, cách ly trẻ bị bệnh tại nhà cũng rất cần thiết.
Các tháng 5, 6, 7 là thời điểm mùa hè cũng là thời gian sởi, thủy đậu bùng phát.
Trong đó, sởi là bệnh truyền nhiễm lây qua đường hô hấp do virus Paramyxovirus gây ra. Khi bị sởi, sau tai bệnh nhân sẽ xuất hiện nốt đỏ phát ban mọc dày thành mảng. Những nốt này sẽ lan xuống cổ, ngực, đùi và bàn chân đi cùng với sốt cao, ho khan dai dẳng, đỏ mắt, chảy nước mũi…
Điều trị sởi là chú ý vệ sinh, da, mắt, miệng, họng; tăng cường dinh dưỡng; hạ sốt; bù điện giải. Nếu thực hiện tốt, sau khoảng 1 tuần, những vết ban sẽ nhạt dần. Ngược lại, nếu không chú ý điều trị thì sởi có thể dẫn đến biến chứng tử vong.
Đặc biệt, nếu mẹ bầu nhiễm sởi thì thai nhi rất dễ bị sảy, dị dạng, chết lưu, sinh non. Để phòng ngừa bệnh từ sớm, cách tốt nhất là tiêm vắc xin ngay từ nhỏ hoặc tiêm trước khi mang thai.
Một bệnh truyền nhiễm lây qua đường hô hấp khác cũng rất dễ gặp trong mùa hè là thủy đậu. Bệnh này do virus Varicella Zoster (VZV) gây ra. Khi bị thủy đậu, da và niêm mạc miệng của người bị bệnh sẽ xuất hiện mụn nước đường kính từ 1 - 3 mm.
Nếu không nhiễm khuẩn, nước bên trong mụn thủy đậu sẽ trong suốt. Tuy nhiên, nếu nhiễm khuẩn, mụn nước sẽ to hơn, nước bên trong chứa mủ đục. Người bị bệnh thủy đậu trải qua sốt cao, mệt mỏi, suy nhược.
Để điều trị thủy đậu, bạn cần cách ly, giữ vệ sinh, hạ sốt, chăm sóc vết mụn đúng cách. Sau 1 - 2 tuần, người bệnh sẽ bình phục.
Tuy nhiên, nếu không chú ý điều trị, thủy đậu có thể dẫn đến viêm màng não, viêm phổi. Mẹ bầu bị thủy đậu rất dễ bị sảy thai, sinh con dị tật đầu nhỏ, bại não, co gồ tay chân,...
Để phòng ngừa thủy đậu, trẻ từ 12 tháng tuổi và người lớn chưa mắc nên tiêm vắc xin sớm. Nếu có ý định mang thai, chị em nên tiêm vắc xin trước ít nhất 1 tháng.
Thủy đậu là bệnh dễ gặp trong mùa hè
Cái nóng mùa hè cũng gia tăng nguy cơ lây lan nhiều bệnh truyền nhiễm khác như: Viêm não Nhật Bản, đau mắt đỏ, cúm, … Cụ thể, nguyên nhân, triệu chứng và cách thức phòng tránh của những bệnh này như sau.
Khi bị cúm, người bệnh xuất hiện các triệu chứng như: Ho, sốt, nhức đầu, đau mỏi cơ, đau họng, khản tiếng và dần bình phục sau 1 tuần. Tuy nhiên, ở 1 số người, bệnh có thể gây biến chứng viêm tai, phổi, não thậm chí tử vong.
Để phòng tránh cúm, bạn cần rửa tay, vệ sinh mũi, họng thường xuyên và che miệng khi hắt hơi. Bạn cũng nên tiêm vắc xin, ăn đủ chất và tránh tiếp xúc với người bị hoặc nghi ngờ mắc bệnh.
Mùa hè tháng mấy cũng là thời điểm sốt siêu vi (còn gọi là sốt virus) hoành hành. Những chủng virus có thể gây bệnh là Enterovirus, Adenovirus, Rhinovirus, … Bệnh thường xuất hiện ở những người có hệ miễn dịch yếu như người già và trẻ em.
Bệnh gây sốt cao đột ngột có khi lên đến 41 độ C, đau đầu quay cuồng, ho nhiều, chảy nước mũi, hắt hơi, mệt mỏi, đau nhức, tiêu chảy,...
Quá trình điều trị sốt siêu vi là điều trị triệu chứng như uống thuốc hạ sốt, bù điện giải. Sau 1-2 tuần uống thuốc, ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, các triệu chứng sẽ giảm dần và biến mất.
Mùa hè nóng ẩm là điều kiện lý tưởng để vi sinh vật sinh sôi, phát triển. Thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn, ôi thiu, biến chất, làm tăng nguy cơ ngộ độc cho người ăn phải.
Biểu hiện khi bị ngộ độc thực phẩm là: Buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy, sốt, mệt mỏi thậm chí là yếu cơ, mờ mắt … Lúc này, bạn nên dùng tay móc họng gây nôn để đẩy hết thức ăn có hại khỏi dạ dày. Tiếp đó, người bệnh cần được đưa đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.
Để phòng tránh ngộ độc thực phẩm, bạn cần chú ý lựa chọn thực phẩm, hàng quán đảm vệ sinh. Thực phẩm cần được nấu chín kỹ và bảo quản cẩn thận, sạch sẽ trước khi ăn. Nếu làm tốt những việc trên, thức ăn sẽ không bị nhiễm khuẩn gây hại cho cơ thể.
Bên cạnh mối quan tâm mùa hè tháng mấy, bạn cũng nên chú ý đến sự phát triển khó lường của dịch sốt xuất huyết. Hiểu cơ bản, sốt xuất huyết do virus dengue lây lan qua vết đốt của muỗi vằn mang bệnh.
Các triệu chứng cấp tính của bệnh là: Sốt cao 39 - 40 độ C đột ngột, khó hạ sốt, nổi mẩn, phát ban kéo dài trong 2 - 7 ngày.
Những người bị sốt xuất huyết nặng có thể bị chảy chân răng, chảy máu cam, nôn ra máu, tụt huyết áp. Nếu chủ quan không cấp cứu kịp thời thì người bệnh hoàn toàn có thể tử vong.
Trước đây, diệt muỗi, bọ gậy và phòng chống muỗi đốt là biện pháp phòng sốt xuất huyết hiệu quả nhất. Tuy nhiên, từ năm 2024, bạn có thể tìm hiểu và đến trung tâm tiêm chủng để tiêm vắc xin sốt xuất huyết mới được nghiên cứu hoàn thiện.
Vào mùa hè rất dễ mắc bệnh sốt xuất huyết
Để trải nghiệm mùa hè thật ý nghĩa, hiểu mùa hè tháng mấy rõ ràng là chưa đủ. Quan trọng hơn, bạn nên chủ động phòng bệnh trong thời gian này. Cụ thể, 5 biện pháp sau được coi là cơ bản nhất để chống dịch bệnh mùa nóng.
Đề kháng là cơ chế chống lại vi khuẩn, virus phát triển và gây bệnh cho cơ thể. Chính vì thế, tăng cường đề kháng rất cần thiết nếu bạn muốn phòng chống bệnh mùa hè. Để thực hiện điều đó, cách đơn giản nhất là ăn đủ chất, sinh hoạt điều độ, tập thể dục thường xuyên.
Nắng nóng mùa hè khiến cơ thể toát nhiều mồ hôi giải nhiệt. Môi trường ẩm ướt sinh ra sau đó khiến vi khuẩn, virus dễ dàng bám lên da và đi vào cơ thể. Vì vậy, giữ vệ sinh thân thể trở thành việc đơn giản mà hiệu quả để loại bỏ vi khuẩn gây bệnh trong mùa hè.
Ngoài giữ vệ sinh thân thể, để phòng bệnh mùa hè, bạn cũng đừng quên vệ sinh răng miệng thường xuyên. Lý do là bởi khoang miệng là 1 trong những nơi lý tưởng nhất để vi khuẩn, virus xâm nhập và phát triển. Vì vậy, nếu không muốn những tác nhân gây bệnh có dịp phát triển thì bạn nên chải răng, súc miệng thường xuyên để tiêu diệt và loại bỏ chúng.
Ngày nay, rất nhiều loại vắc xin phòng bệnh truyền nhiễm mùa hè đã được nghiên cứu thành công. Dưới tác động của vắc xin, cơ thể của bạn sẽ hình thành nên cơ chế miễn dịch chống lại virus gây bệnh. Vì thế, nếu muốn phòng bệnh hiệu quả, bạn nên đưa người thân - nhất là trẻ nhỏ đi tiêm ngừa theo khuyến cáo và hướng dẫn của Bộ Y tế.
Cuối cùng, bạn cũng đừng quên theo dõi cơ thể nhằm phát hiện những dấu hiệu sớm của bệnh. Nếu phát hiện triệu chứng nghi ngờ nhiễm bệnh, bạn nên chủ động đến bệnh viện thăm khám để được tư vấn điều trị sớm nhất.
Đa số bệnh truyền nhiễm mùa hè đều có khả năng lây nhiễm chéo qua dịch tiết từ miệng, mũi. Ngoài tiếp xúc hàng ngày, virus có thể xâm nhập khi bạn đi làm răng, điều trị bệnh răng miệng.
Nếu cần chăm sóc sức khỏe răng miệng, bạn có thể đến Nha khoa Tâm Đức Smile, nơi được đông đảo khách hàng tin tưởng. Lý do là vì nha khoa có:
Bài viết trên đây không chỉ giải đáp mùa hè tháng mấy mà còn đem đến cho bạn kiến thức phòng bệnh hữu ích. Rất mong chia sẻ này sẽ được bạn ghi nhớ và áp dụng trong cuộc sống hàng ngày.
Khi gặp phải vấn đề về sức khoẻ răng miệng, bạn đừng ngần ngại gọi đến Hotline 19008040 - 0329851079 (Có sử dụng Zalo/Viber) hoặc để lại câu hỏi vào bảng sau đây để được bác sĩ tư vấn miễn phí.
Link nội dung: https://tulieutieuhoc.edu.vn/mua-he-thang-may-a70880.html