Cách tính điểm thi Đại học là một yếu tố quan trọng giúp thí sinh chuẩn bị tốt cho kỳ thi tuyển sinh. Hiểu rõ cách tính điểm thi sẽ giúp bạn lựa chọn chiến lược học tập hiệu quả. Bài viết này cung cấp hướng dẫn chi tiết để bạn nắm vững quy trình tính điểm và đạt kết quả cao. Cùng chúng mình theo dõi nhé!
Cách tính điểm thi Đại học là một trong những yếu tố quan trọng mà các thí sinh cần phải nắm vững. Điều này sẽ giúp các sĩ tử chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi của mình.
Thí sinh sẽ lựa chọn tổ hợp xét tuyển theo khối gồm 3 môn chính rồi cộng điểm từng môn để ra kết quả xét tuyển Đại học:
Bên cạnh đó, còn có nhiều khối thi khác được các trường Đại học áp dụng. Chẳng hạn như: khối A02 (Toán, Vật lý, Sinh học), B01 (Toán, Sinh học, Lịch Sử), C01 (Ngữ Văn, Toán, Vật lý), D07 (Toán, Hóa học, Sinh học),... Để tính điểm đại học cho các khối này, bạn chỉ cần cộng điểm của ba môn trong tổ hợp xét tuyển.
Ngoài cách tính như trên, bạn cũng có thể truy cập vào một số trang web tính điểm THPT trực tuyến. Các trang web này cung cấp giao diện thân thiện và giúp bạn tính điểm nhanh chóng, chính xác.
Ngoài điểm thi các môn, thí sinh còn cần biết cách tính điểm cộng thi THPT Quốc Gia vào Đại học bằng cách tính thêm điểm ưu tiên (nếu có). Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các mức điểm ưu tiên được phân loại như sau:
Tuy không nhiều nhưng điểm ưu tiên cũng đóng vai trò khá quan trọng khi xét tốt nghiệp và Đại học. Thí sinh cần nắm rõ quy định trên để không bỏ lỡ điểm ưu tiên.
Điểm liệt là một yếu tố quan trọng cần chú ý nếu thí sinh muốn biết cách tính điểm thi xét tuyển Đại học. Theo Điều 3 Quy chế thi tốt nghiệp THPT, nếu thí sinh có điểm liệt. Họ sẽ không đủ điều kiện tốt nghiệp THPT và không thể xét tuyển đại học.
Theo quy định, điểm liệt là 1,0 điểm. Thí sinh phải đạt trên 1,0 điểm ở tất cả các môn thi bắt buộc (Toán, Văn, Ngoại ngữ) và các môn trong tổ hợp xét tuyển. Nếu thí sinh thi một bài thi tổ hợp và có điểm liệt trong bất kì môn nào. Họ sẽ không đủ điều kiện tốt nghiệp và không thể xét tuyển đại học bằng tổ hợp đó.
Ngoài ra, thí sinh phải lựa chọn một trong hai tổ hợp các môn Khoa học Tự nhiên hoặc Khoa học Xã hội để xét tốt nghiệp. Nếu thí sinh thi cả hai bài thi tổ hợp, họ có thể chọn bài thi có điểm cao hơn và không bị điểm liệt để xét tốt nghiệp.
Cách tính điểm thi Đại học qua xét học bạ THPT cũng là một phương thức xét tuyển phổ biến. Đây là cách thức giúp các trường đại học đánh giá năng lực học tập của thí sinh. Đặc biệt là dựa trên kết quả học tập trong quá trình học phổ thông.
Phương thức xét học bạ thường dựa trên tổng điểm của ba môn thuộc tổ hợp xét tuyển qua các học kỳ khác nhau. Một số trường sẽ xét điểm của 5 học kỳ từ học kỳ 1 lớp 10 đến học kỳ 1 lớp 12. Trong khi một số trường khác chỉ xét 3 học kỳ từ học kỳ 1 lớp 11 đến học kỳ 1 lớp 12, hoặc cả năm lớp 12.
Cách tính điểm thi đại học như sau:
Trong đó, Điểm M1, M2, M3 được tính dựa trên điểm trung bình các học kỳ của từng môn trong tổ hợp xét tuyển. Ví dụ:
Hoặc một số trường sẽ tính theo cách như sau:
Các điểm M2, M3 sẽ được tính tương tự như cách trên.
Một số trường Đại học xét tuyển dựa trên kết quả trung bình cả năm của các lớp 10, 11 và học kỳ 1 lớp 12. Công thức tính điểm như sau:
Điểm xét đại học = Điểm trung bình cả năm lớp 10 + Điểm trung bình cả năm lớp 11 + Điểm trung bình học kỳ 1 lớp 12.
Phương pháp này giúp thí sinh có cơ hội xét tuyển vào Đại học dựa trên quá trình học tập ổn định trong suốt các năm học phổ thông.
Ngoài các cách tính điểm thi Đại học theo phương thức xét tuyển truyền thống. Hiện nay có nhiều trường đại học áp dụng các phương thức xét tuyển khác nhau nhằm đánh giá toàn diện năng lực.
Đây thường là kỳ thi được tổ chức bởi các trường đại học và kết quả sẽ được dùng để xét tuyển thí sinh. Đây là phương pháp kiểm tra năng lực toàn diện của thí sinh, bao gồm kiến thức và kỹ năng tư duy.
Thi đánh giá năng lực không chỉ giúp thí sinh có thêm cơ hội trúng tuyển vào các trường đại học mong muốn. Đây còn là cơ hội để kiểm tra, ôn tập lại kiến thức đã học ở cấp trung học phổ thông.
Nội dung bài thi thường kết hợp giữa kiến thức và kỹ năng tư duy. Bao gồm các môn liên quan đến tư duy logic, phân tích số liệu, sử dụng ngôn ngữ và giải quyết vấn đề.
Kết quả thi đánh giá năng lực sẽ được sử dụng để xét tuyển vào các trường Đại học có sử dụng phương pháp này. Mỗi trường Đại học sẽ có cách tính và quy đổi điểm đánh giá năng lực khác nhau. Do đó thí sinh cần quan tâm đến quy định của từng cơ sở mình dự định thi.
Phương pháp xét tuyển kết hợp là sự phối hợp giữa nhiều tiêu chí để xét tuyển Đại học. Ví dụ, một số trường kết hợp kết quả thi THPT Quốc gia với chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế như IELTS, TOEFL. Hoặc một vài trường sẽ kết hợp cùng với điểm trung bình học bạ của các năm lớp 10, 11, 12.
Ngoài việc được miễn thi tốt nghiệp đối với các môn ngoại ngữ. Nhiều trường còn cho phép quy đổi chứng chỉ quốc tế sang điểm ngoại ngữ để xét tuyển Đại học.
Mức điểm quy đổi sẽ khác nhau tùy theo từng trường và từng loại chứng chỉ. Ví dụ, chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, JLPT (tiếng Nhật), HSK và TOCFL (tiếng Trung). Đây thường là những chứng chỉ có thể được quy đổi sang điểm ngoại ngữ để xét tuyển.
Ngoài cách tính điểm thi Đại học ra thì còn một số thắc mắc sau thường được nhiều sĩ tử và phụ huynh quan tâm:
Theo Thông tư số 15/2020/TT-BGDĐT và Thông tư số 05/2021/TT-BGDĐT. Các thí sinh đã nhận được Giấy chứng nhận nghề, Bằng tốt nghiệp trung cấp do sở giáo dục đào tạo, các cơ sở giáo dục đào tạo và dạy nghề, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cấp trong thời gian học Trung học phổ thông. Họ sẽ không được cộng điểm khuyến khích vào điểm thi đại học.
Thí sinh không nên lo lắng về việc điểm nghề có được cộng vào điểm thi đại học hay không. Tốt nhất nên tập trung vào việc lựa chọn trường đại học phù hợp với điểm thi và năng lực của mình.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã ban hành Thông tư số 02/2024/TT-BGDĐT ngày 06/3/2024. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi tốt nghiệp THPT hiện hành. Theo Điều 42 Quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2024, để được công nhận tốt nghiệp THPT. Thí sinh nếu muốn đậu tốt nghiệp năm 2024 cần phải đáp ứng các điều kiện sau:
Như vậy, thí sinh phải đạt trên 1,0 điểm theo thang điểm 10 ở tất cả các môn thi. Bên cạnh đó, điểm xét tốt nghiệp phải từ 5,0 điểm trở lên mới được công nhận tốt nghiệp THPT.
Bằng tốt nghiệp THPT chỉ là điều kiện cần để thí sinh dự thi vào các trường đại học, cao đẳng. Bằng tốt nghiệp loại trung bình không ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả xét tuyển đại học. Điều quan trọng là thí sinh cần đạt được điểm thi tốt để có thể trúng tuyển vào các trường mong muốn.
Cách tính điểm thi Đại học là yếu tố quan trọng giúp thí sinh xác định được khả năng đậu Đại học. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp thí sinh chuẩn bị tốt hơn cho kỳ thi. Hãy luôn cập nhật thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo để có sự chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi sắp tới. Và đừng quên theo dõi Điện Thoại Vui để cập nhật những thông tin công nghệ mới nhất nhé!
Link nội dung: https://tulieutieuhoc.edu.vn/cach-tinh-diem-thi-thpt-quoc-gia-vao-dai-hoc-a70746.html