Chân giò hầm thuốc bắc có hương thơm đặc trưng bởi các loại thảo dược trong gói thuốc bắc như kỷ tử, táo tàu, hạt sen, thục địa,... Ngoài ra, bạn có thể hầm chân giò thêm với nấm đông cô và cà rốt để tăng màu sắc và hương vị cho món ăn.
Nấm hương là loại nấm quen thuộc, rất hay được sử dụng cho món hầm và món nước bởi nó vẫn giữ được độ dai vừa phải sau khi nấu. Chân giò được hầm mềm, có vị béo đặc trưng quyện lẫn với vị thanh đạm mà nấm đông cô mang lại. Đây là món ăn cực kì thích hợp để tẩm bổ cho người bệnh mau khỏe lại.
Sử dụng những nguyên liệu quen thuộc như hạt sen, cà rốt và nấm đông cô, bạn có thể làm ra món chân giò (hoặc móng heo) hầm bổ dưỡng dành cho cả gia đình.
Với cách làm mà Điện máy XANH hướng dẫn phía dưới, bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt đặc trưng của món ăn, nhất là giữ được độ trong của nước hầm giò mà không phải ai cũng làm được đâu nhé!
Không cần đến tận nước Đức xa xôi, bạn có thể làm ra ngay món chân giò hầm kiểu Đức tại nhà với vị béo đặc trưng của kem tươi và sữa tươi không đường. Đầu tiên, chân giò được sơ chế và tẩm ướp đều gia vị, rồi mới hầm chung với rau củ.
Khi ăn, bạn rưới nước sốt lên chân giò là được. Có lẽ khi nghe đến món ăn này sẽ khiến bạn ngán ngẫm bởi độ béo của các nguyên liệu nhưng với công thức phía dưới, đây chắc chắn là món chân giò hầm độc lạ, đáng để thưởng thức đấy!
Chân giò hầm măng sẽ khiến bạn mê mẩn với món canh bổ dưỡng này, nhất là hương thơm đặc trưng của nước dùng sau khi hầm măng. Bạn có thể dùng măng tươi hoặc măng khô tùy theo sở thích, thậm chí hầm chân giò vừa phải để cảm nhận được độ giòn sựt mà không bị ngấy khi ăn.
Chân giò hầm đu đủ rất tốt cho phụ nữ mang thai và những ai muốn bồi bổ sức khỏe sau khi bệnh. Nước có vị ngọt thanh từ đu đủ, quyện lẫn với vị béo thơm của chân giò, hãy thưởng thức món ăn khi còn nóng bạn nhé sẽ thơm ngon vô cùng!
Lá ngải cứu nổi tiếng với nhiều công dụng chữa bệnh và được sử dụng từ rất lâu trong nền y học cổ truyền. Bạn có thể dùng loại lá này nấu chung với món chân giò hầm kèm với kỷ tử và táo tàu sẽ cực kì bổ dưỡng không khác gì món chân giò hầm thuốc bắc. Chắc chắn hương vị của món ăn sẽ khiến bạn bất ngờ đấy!
Chân giò hầm ngũ vị sẽ khiến bạn mê mẩn với màu nâu mật ong hấp dẫn của khoanh giò có được từ nước tương, dầu hào và đường nâu. Đặc biệt là thoảng hương thơm đặc trưng của lá nguyệt quế, hoa hồi, gừng và quế, khiến cho món chân giò hầm ngũ vị thật lòng cưỡng nỗi.
Bạn nên dùng món ăn này với cơm nóng để không bị ngán!
Vị bùi của đậu phộng hòa lẫn với vị béo nhưng ít gây ngán của chân giò heo sẽ là món hầm nên được bổ sung trong thực đơn cuối tuần của gia đình bạn. Món chân giò hầm lạc - đậu phộng nghe lạ nhưng lại rất dễ ăn, kể cả người lớn tuổi lẫn trẻ nhỏ đều sẽ mê tít ngay khi ăn lần đầu tiên.
Nếu không thích đậu phộng, bạn có thể dùng đậu đen làm ra món chân giò hầm. Bạn nên ngâm đậu đen khoảng 1 tiếng trước khi chế biến để giúp hạt đậu dễ mềm và loại bỏ một số chất gây hại cho sức khỏe.
Vị béo ngậy của chân giò cộng thêm vị bùi của đậu đen sẽ là món ăn ngon khó cưỡng mà ai cũng mê. Hãy thử áp dụng công thức phía dưới để làm ra món chân giò hầm đậu đen mới lạ nhưng rất bổ dưỡng dành cho cả gia đình. Bạn có thể thay thế đậu đen bằng đậu ngự và đậu đỏ đều được nhé!
Bạn có thể dùng đậu xanh để hầm chung với chân giò cũng sẽ tạo nên một món canh vô cùng thơm ngon. Thời gian nấu nhanh hơn nhiều so với đậu đen. Món ăn vừa có tác dụng bồi bổ sức khỏe, vừa có tác dụng thanh nhiệt, giải độc tố nhờ nguyên liệu đậu xanh đầy dinh dưỡng nhé.
Củ sen vẫn giữ được độ giòn khi hầm chung với chân giò. Vì thế, khi thưởng thức chân giò hầm củ sen, bạn sẽ không bị ngấy nhờ vị thanh mát, giòn sựt của sen giúp cân bằng lại hương vị béo của chân giò. Gia đình bạn chắc sẽ thích mê khi thưởng thức món này.
Khi hầm chân giò với hoa chuối, nước sẽ có màu đục sữa, chứ không trong nhưng lại thơm ngon, lạ miệng. Hơn nữa, vị nước ngọt và thơm, bạn nên thường thức món ăn khi còn nóng để cảm nhận được hương vị đầy đủ nhất nhé!
Cách nấu tương tự như canh súp, bạn dùng khoai tây và cà rốt để hầm chung với chân giò. Hãy nấu chân giò chín mềm vừa phải để ăn không bị ngấy và rau củ không bị quá mềm nhừ. Bạn có thể dùng không hoặc ăn chung với cơm đều được nhé!
Dùng atiso xanh để làm ra món chân giò hầm, đây là một trong những món ăn đặc sản không thể nào bỏ qua khi đi du lịch Đà Lạt. Chân giò béo ngậy mềm thơm hòa cùng hương thơm đặc trưng của atiso mà không bị đắng tất cả tạo nên món ăn tuyệt vời. Món ăn giúp cải thiện hệ tiêu hóa, lợi tiểu và hỗ trợ điều trị viêm khớp, rất tốt cho những người lớn tuổi đấy!
Hạt dẻ có vị bùi và thơm đặc trưng, là loại hạt tốt cho sức khỏe giúp ngăn ngừa tiểu đường, tim mạch và hỗ trợ điều trị một số bệnh tật. Vì thế, bạn hãy thử kết hợp hạt dẻ để hầm chung với chân giò, giúp thay đổi hương vị bữa ăn và mang lại sức khỏe cho các thành viên trong gia đình nhé!
Tóc tiên có hương vị tương tự như rong biển nhưng khi chế biến với món chân giò hầm kèm với việc sử dụng nguyên liệu như rượu mai quế lộ và ngũ vị hương, bạn sẽ không cảm nhận được vị tanh vốn có của tóc tiên. Đây là món chân giò hầm rất đáng để bạn trổ tài thử đấy!
Chân giò hầm nước tương có màu nâu sậm, vị đậm đà, thoảng hương thơm của ngũ vị hương, đại hồi và quế. Bạn nên dùng món ăn này chung với cơm nóng để không bị ngán, đây cũng là món chân giò mà trẻ nhỏ cũng rất thích nữa đấy!
Một trong những mẹo vặt khi vào bếp để giúp cho món chân giò được mềm nhanh hơn, đó là dùng nước ngọt coca để nấu. Món ăn không chỉ có hương vị đậm đà mà màu sắc cũng trông rất bắt mắt, khó lòng cưỡng lại nỗi. Tên gọi món ăn nghe có vẻ là lạ, tưởng không ngon mà lại ngon không tưởng và hấp dẫn vô cùng.
Chuối chát thường được sử dụng để nấu canh hoặc dùng như một loại rau sống khi ăn chung với thịt luộc. Do đó, bạn hãy thử hầm chân giò với chuối chát, nước dùng sẽ có màu đục nhưng lại có hương vị thơm ngon kèm với vị béo, giòn của chân giò heo. Món ăn vừa giúp đổi vị cho bữa cơm gia đình mà lại giúp bồi bổ cơ thể nữa.
Dưa cải chua vẫn giữ độ được giòn dai khi hầm chung với chân giò, kèm với cà pháo giòn sừn sựt. Phần thịt chân giò thấm vị đậm đà, dùng kèm với cơm nóng thì ngon hết sẩy chắc chắn gia đình bạn sẽ thích mê khi thưởng thức món ăn này.
Củ cải muối rất hay được sử dụng trong ẩm thực Trung Hoa, có vị mặn đặc trưng. Chân giò hầm củ cải muối được chế biến đơn giản, không sử dụng nhiều nguyên liệu nhưng vẫn mang lại hương vị đậm đà cho món ăn. Món ăn là sự kết hợp béo ngậy từ chân giò và vị mằn mặn của củ cải muối tất cả tạo nên món ăn thơm ngon khó cưỡng, tuyệt vời.
Chân giò hầm đậu tương có vị ngọt thanh từ cà rốt và táo tàu, hòa lẫn với vị bùi thơm từ đậu tương. Khi ăn, bạn cảm nhận được vị mềm vừa phải của chân giò kèm với vị dai của nấm đông cô. Món ăn tuy tên lạ lùng nhưng lại vô cùng thơm ngon.
Các tín đồ ẩm thực Hàn Quốc không nên bỏ qua món chân giò hầm sốt cay này. Sự kết hợp độc đáo giữa các nguyên liệu và gia vị như nguyệt quế, cam thảo, đinh hương, siro gạo và thậm chí là bột cà phê hòa tan, chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng!
Bạn có thể sử dụng chân giò heo (hoặc chân bê) để chế biến món ăn này. Với công đoạn nấu khá nhiều bước nhưng chắc chắn sẽ mang lại hương vị Ý khó quên dành cho bạn. Thịt giò mềm nhưng không ngấy quyện lẫn với nước sốt rất đặc trưng từ các loại thảo mộc.
CLICK xem ngay nồi áp suất đang giảm giá CỰC SỐC
Mời bạn tham khảo thêm một số nồi áp suất nổi bật tại Điện máy XANH để thực hiện món ăn dễ dàng hơn nhé!
Như vậy, Điện máy XANH đã tổng hợp xong cho bạn về 25 cách làm chân giò hầm thơm ngon, đơn giản, dễ làm ngay tại nhà rồi đấy. Chúc bạn có thêm nhiều món ăn ngon từ chân giò nữa nhé!
Link nội dung: https://tulieutieuhoc.edu.vn/thit-chan-gio-nau-gi-ngon-a70643.html