Văn nghị luận là dạng bài xuất hiện trong tất cả các bài thi THPT Quốc Gia môn Ngữ Văn, vì thế các em cần nắm chắc 6 thao tác lập luận trong văn nghị luận để có thể làm tốt các câu hỏi liên quan đến thể loại văn học này.
Trong bài viết dưới đây, Tkbooks sẽ giới thiệu đến các em toàn bộ kiến thức về 6 thao tác lập luận trong văn nghị luận kèm ví dụ cụ thể. Các em hãy lưu lại và tham khảo nhé!
I. Thao tác lập luận là gì?
Thao tác lập luận là khả năng của một người thể hiện suy nghĩ, quan điểm của mình thông qua ngôn ngữ (viết, nói) để thuyết phục hoặc chứng minh cho người khác thấy về một vấn đề; để họ tin tưởng, đồng ý và chấp thuận điều gì đó mà người lập luận muốn.
II. 6 thao tác lập luận trong văn nghị luận
- Chứng minh
- Giải thích
- Phân tích
- Bình luận
- So sánh
- Bác bỏ
1. Thao tác lập luận chứng minh
Mục đích của chứng minh là làm sáng tỏ đối tượng hoặc vấn đề.
- Cần dùng những bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ đối tuợng.
- Cần xác định đúng vấn để chứng minh để tìm nguồn dẫn chứng phù hợp, dẫn chứng phải phong phú, tiêu biều, toàn diện sát hợp với vấn đề đó, sắp xếp dẫn chứng phải logic, chặt chẽ và hợp lí.
Ví dụ: Bài thơ “Chiều tối” của Hồ Chí Minh mang đậm vẻ đẹp cổ điển. Điều đó đuợc thế hiện qua thể thơ, hình ảnh thơ và bút pháp nghệ thuật. Tác giả đã sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt cô đọng, hàm súc. Các hình ảnh thơ cánh chim, chòm mây đậm tính cổ điển bởi đã rất quen thuộc trong thơ xưa. Đặc biệt, bút pháp chấm phá được sử dụng hiệu quả: chỉ với hai hình ảnh đó đã gợi lên một bức tranh cao rộng, yên bình.
2. Thao tác lập luận giải thích
- Giải thích trong văn nghị luận là làm cho người đọc hiểu rõ dược tư tưởng, đạo lí, phẩm chất, quan hệ cần được giải thích nhằm nâng cao nhận thức, trí tuệ, bội dưỡng tâm hồn, tình cảm.
- Cách giải thích: tìm đủ lí lẽ để giảng giải, cắt nghĩa vấn đề đó; đặt ra hệ thống câu hỏi để trả lời.
Ví dụ: Đề tài của văn bản văn học là lĩnh vực đời sống mà nhà văn nhận thức, lựa chọn, khái quát, bình giá và thể hiện trong văn bản. Chủ đề là vấn đề cơ bản được nêu ra trong các văn bản. Nó là vấn đề nhà vặn quan tâm, thế hiện chiều sâu nhận thức của nhà văn đối với cuộc sống.
3. Thao tác lập luận phân tích
- Mục đích của phân tích là làm rõ đặc điểm vể nội dung, hình thức, cấu trúc và các mối quan hệ bên trong, bên ngoài của đối tượng (sự vật, hiện tượng).
- Khi phân tích, cần chia, tách đối tượng thành các yểu tố theo những tiêu chí, quan hệ nhất định (quan hệ giữa các yếu tố tạo nên đối tượng, quan hệ nhân quả, quan hệ giữa đối tượng với các đối tượng liên quan, quan hệ giữa người phân tích với đối tượng phân tích).
- Phân tích cần đi sâu vào từng yếu tố, từng khía cạnh, song cần dặc biệt lưu ý đến quan hệ giữa chúng với nhau trong một chỉnh thể toàn vẹn, thống nhất.
Ví dụ: Phân tích một nhân vật văn học cân đi sâu vào từng khía cạnh sau: lai lịch, ngoại hình, số phận, tính cách, phẩm chất, vai trò của nhân vật đó trong tác phẩm.
4. Thao tác lập luận bình luận
Bình luận nhằm đề xuất và thuyết phục người đọc (người nghe) tán đồng với nhận xét, đánh giá, bàn luận của mình về một hiện tượng (vấn đề) trong đời sống hoặc trong văn học.
- Có nhiều cách bình luận. Nhưng dù theo cách nào thì người bình luận cũng phải:
+ Trình bày rõ ràng, trung thực hiện tượng (vấn đề) được bình luận;
+ Bày tỏ được quan điểm cá nhân: vấn đề đó đúng hay sai, tốt hay xấu, nên hay không nên,..,
+ Đưa ra lí lẽ, dẫn chứng để thuyết phục được người nghe, người đọc đồng tình với quan điểm của mình.
Ví dụ: “Chiều tối” của Hồ Chí Minh là một bài thơ vùa mang vẻ đẹp cổ điển, vừa có vẻ đẹp hiện đại.
5. Thao tác lập luận so sánh
- Mục đích của so sánh là làm sáng rõ đối tượng đang nghiên cứu trong tương quan với đối tượng khác. So sánh đúng làm cho bài văn nghị luận sáng rõ, cụ thể, sinh động và có sức thuyết phục.
- Khi so sánh, phải đặt các đối ttượng vào cùng một bình diện, đánh giá trên cùng một tiêu chí mới thấy được: sự giống nhau và khác nhau giữa chúng, đồng thời phải nêu rõ ý kiến, quan điểm của người nói (người viết).
Ví dų: Những chị Dậu (Tắt đèn), lão Hạc (Lão Hạc), anh Pha (Bước đường cùng) đều là những người nông dân cực khổ. Nhưng có lẽ “khi Chí Phèo ngật ngưỡng buớc ra từ trang sách của Nam Cao, nguời ta mới thấy đây là hiện thân đầy đủ nhất cho những gì gọi là củng khổ của người dân cày trong một xã hội thuộc địa: bị dày đạp, cào xé, hủy hoại từ nhân tính đến nhân hình.” (Nguyển Đằng Mạnh).
6. Thao tác lập luận bác bỏ
- Bác bỏ là dùng lí lẽ và chứng cứ để gạt bỏ những quan điểm, ý kiến sai lệch hoặc thiếu chính xác,.. từ đó, nêu ý kiến đúng của mình để thuyết phục người nghe (người đọc).
- Có thể bác bỏ một luận điểm, luận cứ hoặc các lập luận bằng cách nêu tác hại, chỉ ra nguyên nhân hoặc phân tích những khía cạnh sai lệch, thiếu chính xác,… của luận điểm, luận cứ, lập luận ấy.
- Khi bác bỏ, cần tỏ thái độ khách quan, đúng mực.
Ví dụ: Nhịn ăn không phải là phuơng pháp giảm cân đúng đắn và lâu dài bởi việc nhịn ăn sẽ khiến cơ thể bạn bị thiếu hụt năng lợng và làm cho cảm giác thèm àn ngày càng dâng cao. Bạn sẽ dễ ăn bù vô tội vạ sau đó khiến cho chất béo tích tụ. Bên cạnh đó, việc không có năng lượng cho quá trình trao đổi chất sẽ làm cho cơ thể không giải phóng được chất béo và mỡ thừa, khiển cân nặng càng tăng nhanh hơn.
6 thao tác lập luận trong văn nghị luận trên được trình bày rất chi tiết trong cuốn Sổ tay Ngữ văn cấp 3 All in one. Các bạn học sinh hãy mua ngay cuốn sách này để ôn tập và luyện thi môn Ngữ văn nhé!
Ngoài cuốn Ngữ văn ở trên, bộ sách All in one cấp 3 còn có các cuốn Toán học, Vật lí, Hóa học, Tiếng Anh. Các bạn hãy inbox ngay cho Mcbooks để được tư vấn về bộ sách mà nhận nhiều mã giảm giá cực ưu đãi.
Tkbooks tự hào là nhà xuất bản sách tham khảo cho học sinh hàng đầu tại Việt Nam.
Tkbooks.vn