Lẩu cua đồng là một món ăn dân dã nhưng đậm đà hương vị, khiến bao người mê mẩn. Với cách chế biến linh hoạt, bạn có thể lựa chọn giữa phiên bản truyền thống thanh nhẹ hoặc hiện đại, đậm đà với hải sản và topping phong phú. Bài viết này sẽ hướng dẫn chi tiết cách làm cả hai món lẩu để bạn dễ dàng thực hiện tại nhà!
1. Cách làm lẩu cua đồng truyền thống
1.1. Chuẩn bị nguyên liệu (Dành cho gia đình 4-5 người)
Nguyên liệu chính:
- Cua đồng 1 kg.
- Xương ống 500 gr.
- Thịt bò 200gr.
- Đậu hũ 3 miếng.
- Bún tươi 1 kg.
- Trứng vịt lộn
- Tôm sú
Gia vị:
- Mắm tôm
- Gừng: 1 nhánh nhỏ
- Hành lá: 5gr
- Sả: 2 nhánh
- Hành tím: 20gr
- Tỏi: 10gr
- Gia vị: Muối, dầu ăn, hạt nêm, bột ngọt…
1.2. Các bước chế biến
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Cua đồng:

Cua sau khi mua về bỏ yếm, gỡ mai, tách lấy phần gạch bỏ qua một cái chén riêng.
Cua sau khi làm sạch thì đem đi xay nhuyễn hoặc giã nhuyễn, sau đó lọc lấy nước cua. Sau khi lọc sẽ được khoảng 2 lít nước.
Xương ống heo:
Rửa sạch với nước muối, chần sơ qua nước sôi để khử mùi, sau đó ninh xương trong 2 lít nước khoảng 60 phút để lấy nước dùng.
Rau nhúng rửa sạch, để ráo.
Đậu phụ thái thành miếng vừa ăn.
Bước 2: Nấu riêu cua và nước dùng
Đun nước cốt cua ở lửa nhỏ, khuấy nhẹ để tránh riêu cua tan vào nước. Khi riêu nổi lên, vớt ra bát riêng.
Nước cua lọc xong cho vào nồi nước xương đã ninh để hòa quyện.
Phi thơm hành tím, tỏi cùng một chút dầu ăn. Cho gạch cua và cà chua vào xào chung, thêm mắm tôm, sau đó đổ hỗn hợp này vào nồi nước dùng để tăng màu sắc và hương vị.
XEM THÊM BÀI VIẾT: Cách làm hành phi giòn rụm, để cả tháng cũng không bị mềm
Bước 3: Thưởng thức lẩu cua đồng truyền thống

Bày nồi lẩu ra bàn, đặt trên bếp gas mini hoặc bếp điện.
Khi nước lẩu sôi, nhúng rau, đậu phụ và bún vào thưởng thức ngay, cảm nhận vị nước dùng thanh ngọt từ cua và xương, thơm béo tự nhiên, mang đậm phong vị đồng quê.
2. Cách làm lẩu cua đồng hiện đại
2.1. Chuẩn bị nguyên liệu

Nguyên liệu chính:
- Cua đồng: 700g (như cách làm truyền thống)
- Nước dừa tươi: 1 quả lớn (hoặc 2 quả nhỏ)
- Đậu rán: 2-3 miếng
- Tôm sú: 300g (lột vỏ, bỏ chỉ lưng)
- Mực ống: 200g (thái khoanh)
- Chả cá viên: 200g
- Trứng vịt lộn: 5 quả
- Sụn: 200g
- Bò: 200g
- Giò tai
Rau ăn kèm:
- Rau cải thảo: 300g
- Mồng tơi: 150g
- Nấm kim châm: 200g
- Bắp cải tím: 150g
Gia vị:
- Sa tế cay: 2 thìa cà phê
- Dầu điều: 2 thìa canh
- Nước cốt dừa: 100ml
- Me vắt: 1 thìa canh
2.2. Các bước chế biến
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Cua đồng: Sơ chế như cách làm truyền thống.
Hải sản: Rửa sạch tôm, mực, để ráo, ướp nhẹ với chút muối và tiêu xay.
Nước dừa tươi: Chặt quả dừa, lấy nước để riêng.
Bước 2: Nấu nước lẩu hiện đại
Đun sôi nước cốt cua và lấy riêu như cách làm truyền thống.
Thêm nước dừa tươi vào nồi lẩu để tạo độ ngọt tự nhiên.
Phi hành tím cùng dầu điều, cho sa tế và me vắt vào xào thơm. Đổ hỗn hợp này vào nồi lẩu, sau đó thêm nước cốt dừa để tăng độ béo.
XEM THÊM BÀI VIẾT: Bếp từ đôi loại nào tốt nhất? Top 5 lựa chọn không thể bỏ qua
Bước 3: Thưởng thức
Bày các loại topping như hải sản, rau, chả cá viên xung quanh nồi.
Khi nước lẩu sôi, lần lượt nhúng nguyên liệu và thưởng thức cùng bánh đa đỏ hoặc bún.
Đặc trưng: Nước lẩu đậm đà, cay nhẹ, hương vị hài hòa giữa vị béo ngậy của nước cốt dừa và topping hải sản tươi ngon.
3. Trải nghiệm nấu lẩu cua đồng tiện lợi với nồi lẩu điện Kalite
Để món lẩu cua đồng trở nên hoàn hảo và việc nấu nướng trở nên dễ dàng hơn, nồi lẩu điện Kalite chính là lựa chọn tuyệt vời. Với thiết kế hiện đại, dung tích lớn, nồi lẩu Kalite phù hợp cho gia đình 4-5 người, mang đến những bữa ăn ấm cúng và trọn vẹn. Nồi có lòng chống dính cao cấp, giúp vệ sinh nhanh chóng và giữ nguyên hương vị tự nhiên của món ăn.
Điểm đặc biệt là khả năng điều chỉnh nhiệt độ linh hoạt, giúp nước lẩu luôn sôi đều mà không trào, giữ cho riêu cua và các topping luôn nóng hổi, hấp dẫn. Dù bạn nấu lẩu truyền thống hay lẩu hiện đại, Kalite sẽ giúp công đoạn chế biến nhanh chóng, tiện lợi mà vẫn đảm bảo chất lượng. Với nồi lẩu Kalite, bạn không chỉ nấu ăn dễ dàng mà còn nâng tầm trải nghiệm bữa ăn gia đình!