Để chuẩn bị một hồ sơ xin việc online đầy đủ thì ngoài CV ra, bạn cũng cần chuẩn bị thêm cả đơn xin việc, hay còn gọi là “cover letter". Bạn cần viết đơn xin việc sao cho hợp lý với CV và nên bổ sung những điều mà tài liệu này chưa có.
Đó cũng là điểm khác nhau giữa CV và cover letter. Đơn xin việc chỉ có chức năng cung cấp thêm thông tin chứ không thể thay thế CV. Nếu bạn thấy CV của bản thân vẫn còn nhiều điều có thể ‘khoe’ thêm thì hãy viết đơn xin việc đi kèm. Cùng Cake chuẩn bị một thư xin việc chuẩn chỉnh nhé!
Cover letter tiếng Việt có nghĩa là "đơn xin việc" hoặc "đơn ứng tuyển" - một văn bản được viết dưới dạng thư, nhằm giới thiệu bản thân tới nhà tuyển dụng với những kỹ năng và năng lực chuyên môn nổi bật nhất, và trình bày động lực ứng tuyển.
Trong khi đó, CV là viết tắt “Curriculum Vitae”, có nghĩa là bản tóm tắt mọi thông tin cơ bản nhất về bạn, bao gồm: mục tiêu nghề nghiệp, kinh nghiệm làm việc, trình độ học vấn, kỹ năng, điểm mạnh, v.v.
Đơn xin việc làm thể hiện được lý do bạn apply vào vị trí này và những điều tiêu biểu nhất của bản thân bạn, để chứng minh bạn phù hợp với vị trí đang tuyển dụng.
Từ đó, phía công ty có được những đánh giá cơ bản để so sánh với những ứng viên khác. Vì vậy, biết cách viết đơn xin việc ấn tượng sẽ giúp bạn có nhiều nhiều khả năng được lựa chọn vào vòng phỏng vấn hơn.
Đơn xin việc bắt buộc hay không phụ thuộc vào yêu cầu của nhà tuyển dụng. Có doanh nghiệp chỉ yêu cầu CV, nhưng nếu bạn có viết đơn xin việc kèm theo thì nhà tuyển dụng sẽ vẫn đọc. Nên dù bắt buộc hay không, đơn xin việc tốt sẽ tăng điểm cho hồ sơ.
Đơn xin việc có thể được gọi khác nhau, ví dụ như thư xin việc, đơn xin ứng tuyển, đơn xin việc làm, đơn ứng tuyển, v.v. Đơn xin việc tiếng Anh thì cũng có nhiều tên khác nhau, như cover letter, application letter, letter of interest, v.v.
Câu trúc của đơn xin việc làm thường bao gồm 4 phần chính như sau:
1. Phần mở đầu:
- Thông tin của người gửi (họ tên, email, số điện thoại)
- Thời gian viết (Ngày/Tháng/Năm)
- Thông tin của người nhận (họ tên, email, chức danh công việc và công ty)
Ví dụ cách viết trong mẫu đơn xin việc:
2. Nội dung chính:
- Kính gửi trong đơn xin việc
- Người ứng tuyển là ai?
- Vì sao bạn viết đơn này?
- Động lực ứng tuyển là gì?
- Vì sao thấy bản thân phù hợp với vị trí ứng tuyển?
- Bạn sẽ cống hiến như thế nào và tạo ra giá trị gì cho công ty?
Tham khảo nội dung đơn xin việc qua từng phần như bên dưới nhé:
?Giới thiệu bản thân và lý do viết đơn:
?Kinh nghiệm, phẩm chất và năng lực:
?Cống hiến, thành tựu hứa hẹn:
3. Kết đơn
Bạn cần trình bày về nguyện vọng được tham gia phỏng vấn xin việc và cảm ơn nhà tuyển dụng. Phần này chỉ chiếm một 2-3 dòng ngắn gọn.
Ví dụ cách viết trong mẫu đơn xin việc:
4. Chữ ký
Chữ ký thể hiện sự chuyên nghiệp cũng như tính xác minh của đơn xin việc. Chữ ký của bạn cần ghi rõ họ và tên đầy đủ. Nếu viết cover letter online thì hãy chú ý sử dụng chữ ký email sao cho chuyên nghiệp bạn nhé, ví dụ:
- Best regards,
- Regards,
- Sincerely,
- Many thanks,
Ví dụ cách viết trong mẫu đơn xin ứng tuyển:
1. Tìm hiểu kỹ về công ty.
Trước khi bắt tay vào viết đơn xin việc làm, hãy đọc thật kỹ bản mô tả công việc (JD - Job Description) và tìm hiểu các thông tin về doanh nghiệp. Cách viết ấn tượng là bạn có thể lồng ghép các từ khóa để tăng độ tương thích với vị trí ứng tuyển.
2. Sử dụng văn phong chuyên nghiệp.
- Tránh các câu cảm thán hay quá dài dòng.
- Dùng các từ trang trọng, phù hợp với môi trường công sở.
- Lưu ý lỗi chính tả, dấu câu và tuyệt đối không viết tắt.
3. Nêu thành tích nổi bật.
Quy tắc này rất quan trọng khi viết đơn xin việc, vì chỉ giới thiệu bản thân bằng các tính từ thì sẽ nhanh chóng trở nên sáo rỗng. Để tăng tính xác minh cũng như cụ thể hơn khi minh họa các khả năng và kinh nghiệm, bạn cần trình bày các thành tích như kết quả, số liệu, hoặc các văn bằng hay các ví dụ thực tế.
4. Tránh trùng lặp với CV.
Nếu hồ sơ của bạn bao gồm cả CV và đơn xin việc, thì cần tránh bị trùng lặp thông tin nhé! Cover letter cần cụ thể hóa những chi tiết mà bạn muốn làm nổi bật nhất, chứ không phải liệt kê toàn bộ những gì bạn đã đề cập trong CV.
5. Không viết quá dài.
Dù là đơn xin việc viết tay hay bản mềm, 400-500 từ là độ dài lý tưởng của cover letter. Bên cạnh đó, đừng quên căn chỉnh các phần sao cho hài hòa và mục chữ ký luôn nằm ở dưới cùng của trang giấy nữa nhé!
1. Mẫu đơn xin việc bằng tiếng Anh (Kế toán)
2. Mẫu đơn xin việc cho sinh viên (Trợ giảng tiếng Anh)
3. Mẫu đơn xin việc thực tập (Graphic Design)
4. Mẫu đơn xin việc cho nhân viên kinh doanh (ô tô)
6. Mẫu đơn xin việc cho nhân viên hành chính nhân sự
Kết luận
Tóm lại, dù sử dụng mẫu đơn xin việc viết tay hay đánh máy, thì thông tin của người làm đơn (như số điện thoại, trường đại học, trình độ kỹ năng, kinh nghiệm,...) là những yếu tố không thể thiếu, để giúp nhà tuyển dụng đánh giá khách quan về bạn.
Ngoài ra, để thu hút nhà tuyển dụng, nội dung cần trình bày rõ hơn và chi tiết hơn về những thông tin chưa được đề cập đến trong CV xin việc. Hy vọng những thông tin trên có thể giúp các bạn nắm được cách chuẩn bị đơn xin việc cho từng vị trí chuẩn chỉnh.
Chúc các bạn áp dụng thành công nhé!
- Tác giả: Moon Tran -