Y học phát triển đã góp phần làm tăng tỷ lệ sống sót của trẻ sinh non. Vậy sinh non 23 tuần có nuôi được không?
Nguyên nhân khiến trẻ sinh non ở tuần 23
Sinh non 23 tuần có thể do mẹ chuyển dạ sớm hoặc do một số vấn đề sức khỏe, chấn thương hoặc tai nạn khiến bác sĩ chỉ định mổ sinh sớm. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ sinh non mẹ bầu nên lưu ý: (1)
- Mẹ có bất thường về tử cung, cổ tử cung: cổ tử cung ngắn, đã từng có phẫu thuật can thiệp tử cung, nạo/phá thai.
- Nhau thai bất thường: nhau thai bong sớm, suy bánh nhau,…
- Thai kỳ không lành mạnh, thường xuyên tiếp xúc với các chất kích thích: thuốc lá, ma túy, rượu bia.
- Mắc bệnh nhiễm trùng: nhiễm trùng đường sinh dục dưới, nhiễm trùng ối,…
- Mẹ bầu mắc bệnh mạn tính: cao huyết áp, tiểu đường, trầm cảm, rối loạn miễn dịch, tiền sản giật,…
- Khoảng cách giữa hai lần mang thai quá sát nhau.
- Có tiền sử sinh non.
- Mang đa thai: sinh đôi, sinh ba,…
- Thai phụ lớn tuổi.
Sinh non 23 tuần có nuôi được không?
Trẻ sinh non khi mới được 23 tuần tuổi thai vẫn có khả năng nuôi sống khi được chăm sóc và hỗ trợ phù hợp, kịp thời. Sự tiến bộ của y học, trang thiết bị, dinh dưỡng và hệ thống vô khuẩn, phòng chống nhiễm trùng đã giúp tăng tỷ lệ sống sót của trẻ sinh non 23 tuần. Tuy nhiên, vẫn có một số yếu tố khác làm ảnh hưởng đến khả năng sống sót của trẻ sinh non như cân nặng khi sinh, sức khỏe trong thai kỳ…
Hình ảnh em bé sinh cực non 23 tuần
Một số hình ảnh về em bé sinh cực non 23 tuần:
Cách chăm sóc trẻ sinh non 23 tuần
Thách thức lớn nhất trong chăm sóc trẻ sinh non 23 tuần tuổi là “các em bé này còn quá nhỏ”. Do đó, việc chăm sóc hỗ trợ đòi hỏi sự cẩn thận, tỉ mỉ trong từng khâu bởi bất kỳ sự sai sót, nóng vội nào cũng có thể gây nên những hậu quả nặng nề, đánh mất cơ hội sống sót của trẻ.
Ngay từ những giây phút đầu tiên, trẻ sinh non 23 tuần sẽ được hỗ trợ ổn định thân nhiệt và hô hấp sau sinh. Tiếp đó, trẻ sẽ nhanh chóng được đưa về phòng chăm sóc đặc biệt dành cho trẻ sinh non và cực non tại khoa Hồi sức Sơ sinh.
Trẻ sinh non và cực non được chăm sóc trong lồng ấp có độ ẩm phù hợp nhằm hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm trùng sơ sinh và sự thất thoát nước qua da cho trẻ. Trẻ được hỗ trợ hô hấp bằng máy, theo dõi nhịp tim, huyết áp, điều hòa thân nhiệt, nuôi ăn và truyền thuốc qua đường tĩnh mạch (IV) và đặt ống sonde dạ dày nhằm đảm bảo hoạt động của các cơ quan, giúp trẻ sống sót.
Trẻ được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ hoàn toàn bởi đây không chỉ là nguồn dinh dưỡng lý tưởng cho trẻ mà còn bổ sung thêm kháng thể, giúp trẻ phát triển khỏe mạnh. Giai đoạn này, trẻ sẽ được chăm sóc toàn thời gian bởi bác sĩ và các nhân viên y tế.
Nếu trẻ có đáp ứng tốt với các phương pháp điều trị hỗ trợ, ổn định thân nhiệt tốt hơn, trẻ có thể được chăm sóc bằng phương pháp Kangaroo giúp tăng cường tiếp xúc mẹ - con. Khi trẻ đã có thể tự thở, đạt cân nặng tiêu chuẩn, ổn định thân nhiệt tốt, có thể tự bú tốt và không có vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nào,… trẻ có thể được xuất hiện và chăm sóc tại nhà.
Phòng ngừa nhiễm trùng là điều quan trọng nhất khi chăm sóc trẻ sinh rất non tại nhà. Bố mẹ cần đảm bảo vệ sinh khu vực sống và các vật dụng cá nhân, chăm sóc trẻ. Trẻ sinh cực non rất dễ mắc các bệnh truyền nhiễm, vậy nên tránh cho trẻ tiếp xúc với người đang mắc bệnh. Người chăm sóc cho trẻ sinh non trực tiếp nên được tiêm chủng đầy đủ.
Nếu trẻ có biểu hiện bất thường (sốt, mệt mỏi, bú kém,…) hay chậm phát triển, hãy đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ hỗ trợ. Thăm khám sức khỏe định kỳ theo chỉ định của bác sĩ để theo dõi sự phát triển của trẻ, tiêm phòng và có can thiệp sớm, phòng ngừa rủi ro.

Những nguy cơ có thể gặp ở em bé sinh non 23 tuần tuổi
Chào đời quá sớm, các cơ quan trong cơ thể chưa phát triển hoàn thiện khiến trẻ sinh non khi mới 23 tuần tuổi thai đối mặt với nhiều nguy cơ: (2)
- Nhiễm trùng: nhiễm trùng máu, nhiễm trùng ruột, nhiễm trùng đường hô hấp,…
- Ảnh hưởng não bộ: Xuất huyết não, viêm màng não, bại não, chậm phát triển trí tuệ, khuyết tật học tập, chậm nói, khó hòa nhập cộng đồng,…
- Khuyết tật về phát triển thần kinh (chiếm 50 - 75%), chậm phát triển vận động.
- Suy hô hấp, loạn sản phế quản phổi.
- Bệnh tim mạch.
- Mù lòa.
- Điếc.
- Thiếu máu.
>>>Tham khảo thêm: Trẻ sinh non 24 tuần tuổi có nuôi được không?
Các câu hỏi thường gặp
Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp về trẻ sinh non 23 tuần tuổi:
1. Trẻ sinh non 23 tuần nặng bao nhiêu?
Cân nặng của trẻ sinh non 23 tuần tuổi dao động trong khoảng 245 - 585 gram.
2. Trẻ sinh cực non ở tuần thứ 23 có thể tự thở được không?
Trẻ sinh non ở tuần thứ 23 chưa thể tự thở được. Do đó, trẻ cần sự hỗ trợ tích cực từ y tế ngay từ những giây đầu đời để có thể hô hấp, duy trì sự sống.
3. Phổi của trẻ có phát triển ở tuần thứ 23 không?
Phổi của trẻ sinh non ở tuần thứ 23 của thai kỳ vẫn đang trong giai đoạn phát triển. Nghiên cứu cho thấy, các phế nang phổi của trẻ sơ sinh bắt đầu hình thành ở tuần thai thứ 26.
4. Sinh non 23 tuần có nuôi được không?
Với sự tiến bộ của khoa học y tế, trẻ sinh non 23 tuần đã có nhiều cơ hội sống sót hơn. Tuy nhiên, trẻ có thể sẽ gặp phải một số vấn đề sức khỏe do sinh non, cần được hỗ trợ và chăm sóc tích cực từ người thân, y tế.
Để biết thêm thông tin về cách chăm sóc trẻ và những vấn đề về sức khỏe khác của trẻ, bạn có thể liên hệ Trung tâm Sơ sinh, bệnh viện đa khoa Tâm Anh theo địa chỉ:
Sinh non 23 tuần có nuôi được không? Với sự tiến bộ của khoa học y tế, trẻ sinh non 23 tuần đã có nhiều cơ hội sống sót hơn. Tuy nhiên, trẻ có thể sẽ gặp phải một số vấn đề sức khỏe do sinh non, cần được hỗ trợ và chăm sóc tích cực từ người thân, y tế.